Vấn đề là ở chỗ lệnh cấm nhập khẩu «vàng đen» từ Nga sẽ dẫn đến làm tăng giá dầu, mà Điện Kremlin vẫn có thể tìm được khách mua hàng bên ngoài EU, chẳng hạn như ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các chuyên gia cho rằng sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu như áp dụng trừng phạt theo kiểu khác.
Thứ nhất, không phải tất cả các nước châu Âu đều tán thành lệnh cấm, cụ thể là Hungary và Slovakia. Ông Marcel Urech tác giả bài báo giải thích: Vì hai nước này nằm trong đất liền không có lối ra biển, họ sẽ khó lòng tìm được nguồn cung cấp thay thế. Thêm vào đó nếu cho rằng với sự trợ giúp của cấm vận sẽ có thể ngăn chặn dòng cung cấp tài chính cho hoạt động chiến sự ở Ukraina thì thật là ảo tưởng, các chuyên gia nhận xét. Điện Kremlin vẫn có thể tìm thấy những người mua ở bên ngoài EU, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ. Bây giờ, giả sử phương Tây có thể gây áp lực và buộc họ tham gia biện pháp trừng phạt, thì sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Để thu hẹp khả năng tài chính của Nga trong triển vọng dài hạn, châu Âu cần phải tự mình khai thác nhiều hơn và tiêu dùng ít hơn. Như các chuyên gia khuyến nghị, thay vì cấm nhập khẩu, có thể áp dụng thuế trừng phạt sẽ hiệu suất hơn. Tình hình với Iran cũng cho thấy rằng cấm vận hiếm khi giúp đạt được mục tiêu chính trị, chuyên gia Urech nhắc nhở.
Hơn nữa, lệnh cấm nhập khẩu «vàng đen» từ Nga thậm chí có thể mang lại lợi ích cho Điện Kremlin, vì sẽ thúc tăng giá dầu. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nga trang trải chi phí khai thác «vàng đen» ở mức giá 15 USD một thùng. Bây giờ giá đã vọt lên 100 euro. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại Nga buộc phải bán tài nguyên dưới mức giá thị trường vì không dễ tìm được khách mua, tờ báo lưu ý.
Cũng có nguy cơ là để đáp trả lệnh cấm vận, ông chủ Điện Kremlin Vladimir Putin sẽ khoá van gas sang châu Âu. Nhưng nếu làm vậy, nguyên thủ quốc gia Nga sẽ gặp rắc rối to, bởi không dễ gì ngừng dây chuyền sản xuất với khối lượng lớn như vậy. Cơ sở hạ tầng, các mỏ và kho lưu trữ dầu cũng sẽ thiệt hại nhiều từ động tác khoá van như vậy.