“Chúng ta hiện không thể áp đặt lệnh cấm vận khí đốt. Tôi đã nói về điều này nhiều lần. Nếu điều ngược lại xảy ra, nguồn cung của Nga cạn kiệt, các cơ sở lưu trữ khí đốt của chúng ta đầy 40%. Khí đốt được cung cấp thông qua các trạm LNG của châu Âu có khối lượng khác. Các điều kiện tiên quyết mà chúng ta phải tạo ra, thứ nhất, trong trường hợp nguồn cung cấp của Nga chấm dứt và chúng ta sống sót qua mùa đông, đến nay vẫn chưa có các điều kiện đó" - Bộ trưởng Robert Habeck nói.
Ông nói thêm rằng Đức sẵn sàng xem xét lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga, nhưng "nó cũng sẽ không diễn ra theo cách không lưu lại điều gì." Ông Robert Habeck giải thích rằng kinh tế "sẽ không sụp đổ, nhưng hậu quả sẽ là giá cả tăng cao và các chuỗi thương mại bị gián đoạn".
“Về vấn đề khí đốt, phải nói rõ ràng và chắc chắn, chúng ta còn cách khá xa với lệnh cấm vận”, Bộ trưởng Robert Habeck nói thêm.
Các biện pháp trừng phạt đối với Nga
Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina, các nước phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva. Hiện nay Ủy ban châu Âu đang thảo luận về gói thứ 6 gồm các biện pháp hạn chế, trong đó đặc biệt loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga. EU vẫn chưa thể thống nhất về điều này, vì một số quốc gia, trong đó có Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Bulgaria, yêu cầu các ngoại lệ cho họ.
Điện Kremlin gọi các biện pháp trừng phạt là một cuộc chiến kinh tế quy mô lớn trước nay chưa từng có. Như Tổng thống Vladimir Putin đã lưu ý, các lệnh trừng phạt đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, và mục tiêu chính của phương Tây là làm xấu đi cuộc sống của hàng triệu người. Theo ông, những sự kiện hiện nay là dấu chấm hết cho sự thống trị toàn cầu của phương Tây cả về chính trị và kinh tế.