"Các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng không chỉ đến các mỏ kim cương ở Siberia, mà còn ảnh hưởng đến các nhà kinh doanh ở Antwerp, các nhà máy đánh bóng của Ấn Độ và các cửa hàng trang sức ở New York", bài báo lưu ý.
Bloomberg chỉ ra Alrosa cung cấp khoảng một phần ba khối lượng đá quý trên thế giới, và do đó, các hạn chế áp dụng đối với công ty đã tiêu tốn hàng tỷ đô la của người tiêu dùng trên thị trường.
Rắc rối ở Ấn Độ
Như vậy, các lệnh trừng phạt đã có tác động tiêu cực đến hoạt động của một trong những trung tâm cắt kim cương lớn nhất thế giới, nằm ở thành phố Surat, Ấn Độ.
"Thường thì các con phố chật cứng người mua và người bán. Và bây giờ những người công nhân ngồi chơi và trò chuyện bên tách trà. Nhập khẩu đá mới đã giảm", thương gia Manish Jain phàn nàn:
Phó Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Đá quý Ấn Độ Vipula Shah cho biết, Ấn Độ vẫn đang xuất khẩu kim cương Nga sang Hoa Kỳ, vì lượng dự trữ hiện tại đã được lấy trước khi có lệnh trừng phạt.
"Nhưng nguồn cung này sẽ cạn kiệt vào tuần đầu tiên của tháng 6”, ông cảnh báo và cho biết thêm nếu tình hình không thay đổi, nó sẽ phá hủy ngành công nghiệp và gây nguy hiểm cho việc làm của hàng nghìn người Ấn Độ.
Các biện pháp trừng phạt đối với Nga
Các nước phương Tây áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt để đáp trả hoạt động đặc biệt của Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina. Một số công ty tuyên bố rút khỏi thị trường Nga và đóng cửa các cơ sở sản xuất tại nước này.
Ngành công nghiệp khai thác kim cương Nga cũng bị trừng phạt. Các hạn chế liên quan đến việc đóng băng tài sản và tài chính của các công ty và cá nhân trong danh sách trên lãnh thổ Hoa Kỳ.