Nga không có gì để vui khi Thụy Điển hứa sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân và các căn cứ NATO

Nga không vội mừng khi Thụy Điển hứa sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân của NATO trên lãnh thổ của mình: đây có thể là những tuyên bố chính trị được thiết kế cho khán giả trong nước, ngoài ra, Thụy Điển cũng có cơ sở hạ tầng quân sự mạnh mẽ của riêng mình, viện sĩ thông tấn Học viện Khoa học Quân sự Alexander Bartosh giải thích với Sputnik.
Sputnik
Trước đó tin đưa rằng Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Thụy Điển tuyên bố, nhà chức trách nước này sau khi được chấp thuận gia nhập NATO sẽ phản đối việc triển khai vũ khí hạt nhân và các căn cứ quân sự trong nước.

"Đây chủ yếu là một tuyên bố chính trị, được thiết kế cho người tiêu dùng trong nước, nhằm giảm bớt mức độ bất mãn giữa những người không muốn Thụy Điển gia nhập NATO", - Bartosh nói và cho biết thêm rằng trong tương lai khi cần, chính quyền của đất nước sẽ có thể giải thích cho công dân của mình vì sao cần phải bố trí bất kỳ cơ sở quân sự nào.

Ông nói thêm rằng Thụy Điển có một cơ sở hạ tầng quân sự phát triển khá mạnh, không cần thiết phải có thêm các năng lực của NATO. Nếu cần thiết, cơ sở hạ tầng này sẽ được sử dụng bởi các lực lượng của liên minh mà không có bất kỳ sửa đổi đặc biệt nào - cả trên bộ và trên biển, đặc biệt là trên đảo Gotland.
Chuyên gia nhận định điều gì sẽ giúp Nga kiềm chế NATO khi liên minh này mở rộng

Mục tiêu đối với Nga

Nói chung, Bartosh kết luận, không có gì tích cực đối với Nga trong những tuyên bố này: "Thụy Điển, với tư cách là một thành viên của NATO, sẽ có mọi cơ hội để chuyển giao các cơ sở hạ tầng cho khối sử dụng, và các lực lượng và phương tiện của các quốc gia NATO khác, chủ yếu là của Mỹ, sẽ được triển khai."

Ngoài ra, chuyên gia nói thêm, cần hiểu rằng nếu Thụy Điển gia nhập NATO, tất cả các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng quân sự của nước này, bất kể có hay không sự hiện diện của liên minh, cũng vẫn sẽ được coi là mục tiêu quan trọng đối với Nga trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và NATO, bao gồm cả xung đột hạt nhân: đối với Nga, chúng sẽ là mục tiêu cho "các cuộc tấn công trả đũa" (các cuộc tấn công đáp trả trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân).
Thảo luận