Được biết, Nguyễn Thị Thanh Nhã chinh phục đỉnh Everest qua tuyến đường phía đông nam, leo lên từ Nepal.
Tính đến nay, Celine Nha Nguyen đã vượt qua 4 đỉnh núi bao gồm Kilimanjaro (châu Phi), Elbrus (châu Âu), Kim Tự Tháp Carstensz (châu Đại Dương) và Everest (nằm giữa biên giới Nepal – Trung Quốc).
Người phụ nữ Việt đầu tiên lên đỉnh Everest
Quản lý Công ty tổ chức tour leo núi Seven Summit Treks, Thaneswar Guragai đã xác Nguyễn Thị Thanh Nhã (Celine Nha Nguyen) đã lên đỉnh Everest lúc 3h30 giờ Nepal (tức 4h45 giờ Hà Nội).
Như vậy, Nguyễn Thị Thanh Nhã đã trở thành “người phụ nữ Việt đầu tiên lên đỉnh Everest – ngọn núi cao nhất trên Trái Đất được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”.
Seven Summit Treks là công ty chuyên tổ chức các tour du lịch leo núi thám hiểm ở Kathmandu, Nepal.
Ngày 16/5 (theo giờ Hà Nội), Fanpage công ty chuyên tổ chức leo núi Seven Summit Treks ở Kathmandu, Nepal đăng tải thông báo Nguyễn Thị Thanh Nhã (Celine Nha Nguyen) leo lên đỉnh Everest.
“Một kỳ tích lịch sử nữa của nhà leo núi nữ đến từ Việt Nam”, Seven Summit Treks nhấn mạnh.
Thaneswar Guragai cũng tái khẳng định, Thanh Nhã là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest đồng thời gửi lời chúc mừng tới cô gái Celine Nha Nguyen đã đóng góp “thành tích lịch sử” vào bảng chung của cộng đồng leo núi đến từ Việt Nam.
Ngoài Seven Summit Treks, danh sách cập nhật đến tháng 12/2021 của The Himalayan Database cho thấy, tính đến nay, Việt Nam mới có 3 người chinh phục thành công đỉnh Everest – tất cả đều là nam và Thanh Nhã là cô gái Việt đầu tiên thực hiện thành công hành trình khuất phục mọi khó khăn để vươn đến “nóc nhà của thế giới” này.
Nguyễn Thị Thanh Nhã chinh phục Everest như thế nào?
Được biết, Nguyễn Thị Thanh Nhã là một thành viên của đoàn leo núi năm 2022, chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới qua tuyến đường phía đông nam Nepal.
Hồi đầu tháng 4, một số hội nhóm leo núi Việt Nam chia sẻ thông tin về hai người Việt chinh phục đỉnh Everest năm nay.
Trong danh sách được Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Dân dụng Nepal công bố, có hai người một nam và nữ đến từ Việt Nam. Theo Zing, Thanh Nhã chính là cô gái trong danh sách và đã xác nhận việc leo lên đỉnh Everest. Người Việt còn lại chinh phụ Everest năm nay là Phan Thanh Nhiên.
Từ ngày 9/5, Nguyễn Thị Thanh Nhã đã xác nhận đang ở base camp sau chuyến leo xoay vòng từ phía đông nam Nepal.
Cô gái Việt cho hay, thời tiết khi ấy cũng khá xấu do có bão. Đến 11/5, Thanh Nhã cho biết đang di chuyển lên trạm trên để tiếp tục hành trình lên đỉnh dù thời tiết vẫn chưa thuận lợi nhất để chinh phục Everest.
Hiện đoàn leo của Thanh Nhã đang trên đường xuống núi, dự kiến ngày mai (17/5) sẽ tới Basecamp.
Quản lý Seven Summit Treks Thaneswar Guragai đang đợi đoàn ở đây, sẵn sàng hỗ trợ mọi thứ nếu cần.
Nữ công dân Việt Nam chinh phục đỉnh núi Everest Celine Nha Nguyen
Thanh Nhã và ước mơ chinh phục 7 ngọn núi cao nhất thế giới
Nguyễn Thị Thanh Nhã là một luật sư và nhà đầu tư tài chính, sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).
Thuộc thế hệ 8X và đam mê leo núi, Thanh Nhã là thành viên trong đội chinh phục 7 đỉnh núi cao nhất thế giới.
Cô gái Việt Nam này có ước mơ và tham vọng chinh phục 7 ngọn núi cao nhất thế giới và hiện đã vượt qua được 4 đỉnh núi bao gồm Kilimanjaro (châu Phi), Elbrus (châu Âu), Kim Tự Tháp Carstensz (châu Đại Dương) và Everest (nằm giữa biên giới Nepal – Trung Quốc).
Trước Thanh Nhã, chưa có người phụ nữ Việt Nam nào từng leo lên đỉnh Everest.
Về Everest
Đỉnh Everest (tên khác là Chomolungma), thuộc dãy Himalaya, là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848,86m.
Có hai con đường để chinh phục Everest là leo phía đông nam từ Nepal hoặc phía đông bắc từ Tây Tạng. Trong hai con đường chính, sườn núi phía đông nam dễ hơn về mặt kỹ thuật và do vậy là đường leo được sử dụng thường xuyên hơn. Hầu hết các chuyến leo núi được thực hiện trong tháng 4 hay tháng 5 trước khi vào mùa mưa trong mùa hè.
Thông thường, hành trình chinh phục Everest thường kéo dài trong 2 tháng. Các nhà leo núi bắt đầu từ trại nền (5.364 m), rồi qua 4 trạm khác trước khi lên tới đỉnh.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà leo núi không leo một mạch “lên thẳng” mà thường leo xoay vòng để cơ thể thích nghi với độ cao, tránh các rủi ro và nguy cơ về sức khỏe.