Phanh phui vụ lừa dối
Trước đó, hai công dân Ấn Độ Narender Singh Yadav và Seema Rani Goswami thông báo đã lên đến đỉnh ngọn núi cao nhất thế giới vào mùa xuân năm 2016, và nhận được chứng chỉ tương ứng tại Nepal. Nhưng khi Yadav được đề cử vào năm 2020 cho Giải thưởng Norgay Tenzing, giải thưởng cao nhất của Ấn Độ dành cho các môn thể thao mạo hiểm, giới chức Kathmandu đã mở một cuộc điều tra vạch trần vụ gian lận.
#MountainClimbing
— Express Sports (@IExpressSports) February 2, 2021
The climbers, Narender Singh Yadav and Seema Rani Goswami, claimed they had reached the top of the mountain in 2016, though at the time local Sherpas and others questioned that.https://t.co/rhV1GB5tJ2
Hình phạt vì dối trá
Người phát ngôn Bộ Du lịch Nepal Tara Nath Adhikari cho biết không tìm thấy bằng chứng về thành tích leo núi của cặp đôi người Ấn Độ.
“Họ đã không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào cho thấy họ đã thực sự lên đến đỉnh Everest. Họ thậm chí không tìm thấy bất kỳ bức ảnh đáng tin cậy nào để trình cho chúng tôi”, - ấn phẩm của Singapore Strait Times dẫn lời một quan chức.
Kết quả là cả hai nhà leo núi và trưởng nhóm của họ Naba Kumar Phukon đều bị cấm leo núi ở Nepal. Ngoài ra, công ty du lịch Seven Summit Treks, chuyên đứng ra tổ chức cho người Ấn Độ lên Everest, đã bị phạt 50 nghìn rupee Nepal (9,8 triệu đồng), người khuân vác sherpa của họ bị phạt 10 nghìn rupee (2 triệu đồng).