“Tương lai của miền Đông - về kinh tế, xã hội và chính trị - được quyết định ở Schwedt an der Oder (thành phố Schwedt trên sông Oder),” - tác giả viết.
Đặc biệt, sự tồn tại của nhà máy lọc dầu tại đây, nơi nhận nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ Nga thông qua đường ống Druzhba, đang bị đe dọa vì kế hoạch áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ.
“Nhà máy lọc dầu PCK có thể là nạn nhân đầu tiên ở Đức vì cuộc khủng hoảng ở Ukraina”, - bà Rennefantz cảnh báo.
Theo bà, tình hình trước đó chủ yếu liên quan đến các biện pháp chính phủ liên bang nước này giúp đỡ Ukraina, trong khi tác động của cuộc khủng hoảng đối với cuộc sống hàng ngày của người Đức còn tương đối có thể kiểm soát được.
"Ở Schwedt tình hình hiện nay đã khác. Tại đó cuộc khủng hoảng Ukraina lúc này có thể gây ra những hậu quả hiện hữu cho một thành phố có 30 nghìn dân. Thời điểm bước ngoặt đang bắt đầu, ở phía Đông, thêm một lần nữa", - nhà báo chuyên mục viết.
Theo bà Rennefantz, cứ 10 chiếc xe ô tô ở Berlin và Brandenburg thì có 9 chiếc chạy bằng xăng và dầu diesel sản xuất từ nhà máy Schwedt, ngay cả nhiên liệu cho sân bay địa phương cũng được cung cấp từ nguồn này.
Theo tác giả, các nhà lãnh đạo khu vực phía đông của Đức có lẽ đã đưa ra quyết định khác về lệnh cấm vận nếu việc đó nằm trong tay họ. Ngoài ra, nhà báo nhắc lại, so với vùng miền tây thì ở miền đông đất nước người ta hoài nghi nhiều hơn về đường lối của chính phủ Ukraina. Đặc biệt, phần lớn người dân Đông Đức trong quá trình thăm dò ý kiến đã lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev.
Nhà báo Rennefantz cũng lưu ý rằng giá cả ở Đức do cuộc khủng hoảng Ukraina đặc biệt ảnh hưởng tới cư dân ở miền đông đất nước, vì ở những vùng này người dân thu nhập trung bình ít hơn và có ít tiền tiết kiệm hơn ở miền tây.
“Ở Schwedt, cũng như những nơi khác ở miền đông, cuộc đấu tranh bảo vệ nhà máy gợi lại những ký ức tồi tệ về thời kỳ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, khi sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc CHDC Đức cũ bị đe dọa”, - tác giả Rennefantz kết luận .