Chúng ta cùng điểm lại những nội dung cơ bản này trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Việt Nam trên trường quốc tế
Việt Nam đang tích cực phát triển các liên hệ quốc tế của mình. Báo chí nước ngoài chú ý đến bài phát biểu của đại diện Việt Nam tại cuộc gặp các quan chức cấp cao ASEAN ở Phnom Penh, chuyên về các vấn đề quốc phòng (ADSOM +), cuộc hội kiến của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Hy Lạp K. Sakellaropoulou, cuộc hội đàm của những người đứng đầu Quốc hội Việt Nam và Singapore, và chuyến thăm của ông Vương Đình Huệ. đến nước Lào láng giềng.
Báo Ấn Độ Economic Times dành đăng bài dài về chuyến công du của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đến Hoa Kỳ. Chuyến thăm cho thấy rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc định hình liên hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN, - báo lưu ý và nhấn mạnh rằng nguyên tắc chính của Việt Nam trong công việc quốc tế là đối thoại và hợp tác để giải quyết bất đồng và tranh chấp, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển.
Cuộc sống của giới trẻ
Tờ The Diplomat có bài viết về một quyết định của chính quyền Việt Nam trong giáo dục-đào tạo: loại trừ môn lịch sử ra khỏi danh sách các môn học bắt buộc ở các lớp cuối cấp trung học. Bắt đầu từ năm 2022, học sinh lớp cuối cấp phổ thông ở Việt Nam có thể chọn học ít nhất là một môn trong các môn khoa học xã hội: địa lý, lịch sử, kinh tế và luật. Chính sách này hướng tới hiện đại hóa hệ thống giáo dục đã lạc hậu của Việt Nam, vốn dạy tất cả các môn học mà không có định hướng chuyên nghiệp, - ấn phẩm giải thích. Nhưng dư luận Việt Nam lo ngại về bước đi này và cho rằng có nguy cơ làm nhạt phai ý thức dân tộc của thế hệ trẻ.
Trên tờ The Guardian có bài viết của nhiếp ảnh gia Mikey Elan kể về cộng đồng LGBTQI+ở Hà Nội và những vấn đề của cộng đồng này.
Các vấn đề với năng lượng không than
Ấn phẩm India Education Diary đưa tin về báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nêu rõ rằng nếu muốn đạt tới quy chế đất nước có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và cải thiện đáng kể khả năng của Chính phủ trong khâu điều phối, tiến hành cải cách chính sách kinh tế và đầu tư công.
Hãng thông tấn AlJazeera đăng tải hai bài báo lớn và thú vị về Việt Nam. Một bài đề cập đến những vấn đề của ngành năng lượng. Những năm gần đây, sau sự bùng nổ đầu tư chưa từng có vào năng lượng tái tạo, các đường dây truyền tải kết nối những dự án năng lượng mặt trời và điện gió vào lưới điện quốc gia, không đủ sức đối phó với tăng vọt nguồn cung và các nhà đầu tư không thể bán hết lượng điện mà họ tạo ra. Bài báo thứ hai dành nói về các biện pháp trừng phạt mà Washington dự định áp đặt liên quan đến công ty Nhà nước Trung Quốc Hikvision, chuyên doanh trong lĩnh vực công nghệ giám sát. Những biện pháp này là trường hợp đầu tiên, khi có một thương hiệu tầm cỡ như vậy hiện diện tại hơn 180 nước lại lọt vào danh sách thường gồm các trùm ma túy và thủ lĩnh băng đảng bạo lực. Tác giả phân tích xem các biện pháp trừng phạt có thể ảnh hưởng như thế nào đến đông đảo khách hàng của Hikvision, trong đó có Việt Nam.
Tờ Globe News Wire báo tin thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam, sẽ là chất xúc tác để xây dựng khung pháp lý cơ bản và thay đổi nhận thức về loại hình công nghệ này ở Việt Nam.
Còn tờ Investopedia thông báo rằng tập đoàn Mỹ General Electric đã nhận được đơn đặt hàng cung cấp thiết bị để sản xuất điện dành cho các nhà máy chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 3 và 4 của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam PetroVietnam Power Corporation, sẽ chạy bằng khí hoá lỏng LNG.
Báo Alibaba viết rằng trong vài năm lại đây, Việt Nam đã trở thành một cầu thủ chủ chốt trong hoạt động chức năng của nền kinh tế toàn cầu, và nhà báo phân tích mức tăng trưởng sản xuất ở Việt Nam có tác dụng thúc đẩy như thế nào với tăng trưởng xuất khẩu của những nước khác.
Trong khi đó FreshPlaza kể chuyện rằng trái thanh long của Việt Nam có tiềm năng to lớn dành cho thị trường châu Âu.
Còn 3dnews đưa tin người dùng TikTok Việt Nam giờ đây sẽ có thể chơi game cả trên ứng dụng này.
Lung linh Việt Nam ở thành phố bên sông Neva
Báo chí Nga tuần qua dành chỗ trên trang cho nhiều tin bài về Việt Nam, đặc biệt là các ấn phẩm của «thủ đô phương Bắc» tập trung phản ánh sự kiện lớn «Những ngày Việt Nam tại Saint-Peterburg». Trong khuôn khổ hoạt động này, đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ cao, với phần tham gia của phái đoàn từ TP Hồ Chí Minh. Chủ đề thảo luận trong diễn đàn là sự phát triển chung của hệ thống đô thị thông minh, cung cấp và sản xuất các thiết bị viễn thông, và hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số.
Diễn đàn Du lịch «St.Petersburg-Việt Nam» lần thứ III cũng được tổ chức với hình thức hỗn hợp, các thành viên tham gia thảo luận về đề xuất miễn thị thực cho công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nga trong thời hạn 15 ngày, và thu xếp khâu hậu cần để đón du khách Nga đến nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Trong số các khách mời của diễn đàn có đại biểu từ những thành phố kết nghĩa của Saint-Peterburg là TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và tỉnh Khánh Hòa, cũng như Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa, đang phát triển quan hệ và xem xét vấn đề ký kết các văn kiện hợp tác.
Và ấn phẩm Voennoe obozrenie đăng bài nói về một trong những sáng chế mới trong ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam - mô-đun chiến đấu điều khiển từ xa, trong đó phần đầu đạn là các hệ thống của Nga.
Sự kiện thể thao chính của năm
Báo giới các nước Đông Nam Á dành nhiều tin bài cho sự kiện thể thao chính của khu vực - SEA Games 31. The Star viết về cách tổ chức «hầu như hoàn hảo» của nước Việt Nam chủ nhà, đặc biệt nếu tính đến khoảng thời gian ngắn ngủi gấp gáp dành cho khâu chuẩn bị rất phức tạp. Các ấn phẩm tường thuật diễn biến các cuộc đấu cờ tướng, cờ nhanh nữ, bóng đá, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu, bắn cung, nhảy xa, đua xe đạp và đấm bốc.
Xin chúc các nhà thể thao của Đông Nam Á, đặc biệt là các VĐV Việt Nam, giành được nhiều thắng lợi to lớn, lập nhiều kỷ lục mới, gặt hái nhiều huy chương!
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.