Như đã nêu trong tài liệu, ở Liên minh châu Âu khi nói về kế hoạch từ bỏ nguồn cung cấp tài nguyên của Nga, họ không nhớ hoặc cố tình bỏ qua sự phụ thuộc vào uranium.
"EU phụ thuộc vào Nga về năng lượng hạt nhân thậm chí còn nhiều hơn phụ thuộc về khí tự nhiên", - ông Quaschning chỉ rõ.
Cụ thể, theo Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu (Euratom), khoảng 40% uranium được làm giàu cần thiết để các nhà máy điện hạt nhân của Châu Âu hoạt động được là do Nga và Kazakhstan cung cấp.
Đồng thời, theo ghi nhận của Quaschning, vấn đề ở đây không chỉ nằm ở nguyên liệu thô. Nếu trong một số lĩnh vực công nghệ Nga tụt hậu so với phương Tây, thì trong ngành hạt nhân, tình hình lại đổi chiều: các nhà máy chế biến uranium của Nga thuộc hạng tốt nhất trên thế giới. Đồng thời, theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA), nhiều quốc gia ở Trung Âu và Đông Âu không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu uranium của Nga mà còn phụ thuộc vào công nghệ hạt nhân của Nga.
Do vậy nên Euratom tỏ ý quan ngại về vấn đề nêu trên và nhận định EU "dễ bị tổn thương đáng kể" trong lĩnh vực này. Đồng thời, lệnh cấm cung cấp uranium của Nga và việc không cho Nga bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân có thể gây ra những hậu quả tai hại đối với phương Tây, trên mạng N-TV viết. Theo Quashning, nếu nguồn cung cấp uranium từ Nga bị cắt thì cần thay đổi cả nhà điều hành, mà việc "đặt mua pin nhiên liệu trên Ebay" là chuyện không thể.
Theo chuyên gia, tình huống như vậy có thể gây nguy hiểm cho hoạt động tiếp theo của một số nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu, dẫn đến việc "làm suy yếu nguồn cung cấp năng lượng của toàn bộ các quốc gia". Vì thế nên để tránh xảy ra tình cảnh như vậy, các nhà năng lượng đã quay sang chính phủ Mỹ yêu cầu không cấm Nga cung cấp uranium, N-TV nhắc lại.