Nguyễn Khánh Toàn - giáo viên đầu tiên dạy tiếng Việt cho người Nga

Để hợp tác thành công, cần phải có kiến thức về ngôn ngữ và các đặc điểm của nước đối tác - chủ đề này đã được thảo luận tại Hội thảo khoa học và thực tiễn do Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức tại Tổ hợp đa chức năng Hà Nội-Moskva (Incentra) ở thủ đô nước Nga.
Sputnik
Tham gia hoạt động này có sinh viên Nga và giảng viên ngành Tiếng Việt/Việt Nam học của các trường đại học Nga, đại diện các trung tâm nghiên cứu Việt Nam của Matxcova và St.Petersburg. Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Việt Nam và một số trường Đại học của Việt Nam đã tham gia hội thảo qua video.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi lưu ý rằng, ngôn ngữ là cầu nối thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ giữa các dân tộc. Từ thời Xô Viết, ở Nga đã có một trường phái Việt Nam học hùng mạnh. Tuy nhiên, sự tương tác ngày càng mở rộng giữa hai quốc gia đòi hỏi ngày càng nhiều chuyên gia, những người biết ngoại ngữ và các thông tin cụ thể về quốc gia đối tác. Đại sứ bày tỏ hy vọng rằng, “Ngày hội tiếng Việt” tại Nga lần này và trong tương lai sẽ góp phần thúc đẩy sự quan tâm của thanh niên Nga đối với Việt Nam, mở rộng việc giảng dạy tiếng Việt tại một số lượng lớn hơn nữa các trường đại học của Nga. Đại sứ cho biết thêm, các thế hệ thứ hai và thứ ba con em cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga cũng có nhu cầu học tập tiếng Việt. Ông hy vọng rằng, theo thời gian, việc dạy học tiếng Việt sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường trung học ở Nga.
Nga hoan nghênh việc khôi phục vị thế của tiếng Nga là ngoại ngữ thứ nhất ở Việt Nam
Hội thảo đã thảo luận về lịch sử nghiên cứu tiếng Việt ở Nga. Nhân tiện, cuốn sách giáo khoa đầu tiên dạy tiếng Việt dành cho người Nga đã được biên soạn và xuất bản vào năm 1934, tác giả là ông Nguyễn Khánh Toàn, dưới tên Minin, người từng làm việc trong Ban chấp hành quốc tế cộng sản ở Mátxcơva. Tại Hội thảo này các chuyên gia đã thảo luận về những kinh nghiệm đào tạo phiên dịch tiếng Việt tại Đại học Ngôn ngữ Mátxcơva, phương pháp nghiên cứu từ vựng chính trị và xã hội Việt Nam tại MGIMO, về các vấn đề liên quan đến việc kích thích sự quan tâm đến Việt Nam và tiếng Việt trong giới sinh viên Nga. Ông Mai Xuân Dũng, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao Việt Nam) và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vladivostok ông Nguyễn Đăng Hiền đã nói về công tác hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.
Những người tham gia Hội thảo được làm quen với những tờ báo tường đầy màu sắc dành riêng cho lịch sử Việt Nam, Bà Triệu, trang phục truyền thống áo dài, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ẩm thực dân tộc Việt Nam. Các văn bản tương ứng được viết bằng tiếng Việt bởi các nhóm sinh viên Nga từ Matxcơva và St.Petersburg, Kazan và Vladivostok.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik, cô Nadezhda, một học viên cao học tại Khoa Phương Đông của Đại học St.Petersburg, cho biết:
"Tôi rất thích nghiên cứu về lịch sử, chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam. Tôi thành thạo tiếng Việt vì tôi đã đến Việt Nam tám lần: cả đi thực tập và tham gia trại hè quốc tế do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Việt Nam để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng tôi với sự đa dạng thiên nhiên, dân tộc và ngôn ngữ, với lịch sử lâu đời của đất nước này. Tôi đã tham gia một khóa học về phương ngữ học Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, tôi muốn làm việc tại Nga để đóng góp vào việc mở rộng hợp tác giữa hai nước chúng ta. Đáng tiếc, trong những năm gần đây, hoạt động này đã bị chậm lại. Một trong những nguyên nhân là vì ở Nga thiếu hụt chuyên gia về Việt Nam và tiếng Việt".
Tướng Nguyễn Minh Đức: Ở Nga dạy nếu không học lịch sử thì có thể về Việt Nam
Tại trường Đại học Ngôn ngữ Matxcơva, việc giảng dạy tiếng Việt mới bắt đầu cách đây 5 năm. Cô Ekaterina đã học tiếng Việt trong nhóm sinh viên đầu tiên. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, cô Ekaterin cho biết:
"Tôi hài lòng với sự lựa chọn môn học tiếng Việt của mình. Tôi đã đến Hà Nội để thực tập. Tôi đã đến thăm Đà Nẵng, Huế, Nha Trang. Ước mơ của tôi là đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cảm thấy rất thoải mái khi ở Việt Nam. Ngay cả những người lạ tôi gặp ngẫu nhiên cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ. Mới đây, nhóm sinh viên học tập tiếng Việt ở trường chúng tôi đã giới thiệu vở kịch nói dựa trên truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy. Tôi vừa là nhà biên kịch vừa là đạo diễn. Vì vậy, sau khi học xong, tôi muốn tham gia các dự án chung trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật".
Andrey, sinh viên năm thứ 3 của Trường Kinh tế Cao cấp (HSE) ở Matxcơva, quan tâm đến các ngôn ngữ trên thế giới từ những năm còn đi học.
"Tôi đã đi đến kết luận rằng, các thứ tiếng của các nước Đông Nam Á là khó nhất để tự học. Vì vậy, tôi đã vào Trường Kinh tế Cao cấp để học tiếng Việt. Tôi chưa đến Việt Nam, vì kỳ thực tập của chúng tôi đã bị hoãn lại do dịch COVID-19. Quan hệ giữa hai nước chúng ta đã có từ lâu, nhưng tiềm năng của mối quan hệ này chưa được tận dụng hết. Các chuyên gia biết tiếng Việt là cần thiết cho việc này. Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ tìm được chỗ đứng tốt để sử dụng những kiến ​​thức thu được".
Cuộc thảo luận thú vị về Việt Nam ở các thủ đô của nước Nga
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Tổng hợp St.Petersburg, nhấn mạnh rằng, “Ngày hội tiếng Việt” là một sự kiện rất quan trọng và mang tính thời sự.

"Thông qua việc tổ chức sự kiện này, phía Việt Nam ám chỉ một cách tế nhị rằng, trong sự hợp tác với Việt Nam, phía Nga nên sử dụng tiếng Việt, nên sử dụng các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực cụ thể của Việt Nam. Tôi chắc chắc rằng, xu hướng xoay trục sang phương Đông mà bộ máy hành chính Nga cố gắng thực hiện trong những năm gần đây, không thể tiến triển nếu không có các nhà Đông phương học. Ở Nga có một số trung tâm nghiên cứu tiếng Việt mạnh mẽ - ở Matxcơva, St.Petersburg, Vladivostok. Kazan đang tích cực triển khai các công việc trong lĩnh vực này. Nhưng, trong các dự án Nga-Việt vẫn chưa có các nhà Việt Nam học, điều này làm giảm đáng kể hiệu quả của các dự án này. Và điều này đi ngược lại với nguyên tắc của Tôn Vũ, nhà tư tưởng Trung Quốc sống vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên: nếu bạn không hiểu về đối tác của mình, bạn sẽ không thể tương tác hiệu quả với anh ta. Khi giới doanh nghiệp Nga làm việc theo hướng Việt Nam mà không có sự tham gia của các nhà Việt Nam học, họ không có hiểu biết về những đặc điểm của Việt Nam mà các chuyên gia biết tiếng Việt có thể mang lại. Cần phải cung cấp hỗ trợ chuyên môn cho các dự án không chỉ về mặt khoa học, kỹ thuật và tài chính, mà còn bằng các nghiên cứu về khu vực này. Nếu không có những người hiểu biết về quốc gia đối tác, hoạt động kinh doanh của Nga chắc chắn sẽ thất bại. Và giờ đây, khi Nga đang sống chung với các lệnh trừng phạt của phương Tây, điều quan trọng đối với nước này là không chỉ trong lời nói mà còn trong việc làm xoay trục sang phương Đông, đặc biệt là sang Việt Nam".

Thảo luận