“Chúng tôi đã thảo luận với đại sứ Hàn Quốc về đề xuất từ Seoul và các chuyên gia hạt nhân của Hàn Quốc đã đến thăm nhà máy điện hạt nhân “Bataan” để xem có thể làm gì, liệu có khả năng hồi sinh hay không hoặc là xây dựng một nhà máy mới", - kênh ABS-CBN dẫn lời ông Marcos.
Theo ông, Philippines sẽ nghiên cứu đề xuất của Hàn Quốc và đưa ra quyết định. Tổng thống Marcos cho rằng sẽ mất ba năm trước khi nhà máy có thể hoạt động và thậm chí nếu như điều đó không diễn ra trong nhiệm kỳ của ông chăng nữa, thì như ông nói, “vẫn phải khi nào đó bắt đầu”.
Nhà máy điện hạt nhân "Bataan"
Hồi đầu năm nay, như kênh truyền hình ABS-CBN nhắc nhở, ông Carlo Arcilla Giám đốc Viện Nghiên cứu Hạt nhân Philippines (PNRI) tuyên bố rằng sau 5 năm Philippines có thể bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân và đề xuất một chương trình về biện pháp thực hiện mục tiêu đó.
Hàn Quốc đề nghị đảm trách hồi sinh dự án nhà máy điện hạt nhân “Bataan” với giá 1,1 tỷ USD.
Công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân “Bataan” trị giá 2,2 tỷ USD đã hoàn tất dưới thời cựu độc tài Ferdinand Marcos, nhưng cơ sở này không được đưa vào hoạt động do việc cựu lãnh đạo Philippines đào tẩu sang Mỹ và vụ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Chính quyền kế tiếp của Philippines đã bán nhiên liệu uranium với thiết bị của nhà máy điện hạt nhân vào năm 1997 với khoản lỗ 35 triệu USD.