Phó Thủ tướng đánh giá tích cực về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

HÀ NỘI (Sputnik) - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá việc kiểm soát dịch bệnh thành công tạo cơ sở cho hoạt động đời sống kinh tế, xã hội trở lại bình thường, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển.
Sputnik
Sáng 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021

Phó Thủ tướng cho hay, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, năm 2021, có 7/12 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 1,84% (số đã báo cáo Quốc hội khoảng 4%); bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là 3,41% GDP (số đã báo cáo Quốc hội là 4% GDP), trong đó, thu NSNN tăng 16,8% dự toán (số đã báo cáo Quốc hội là tăng 1,7% dự toán); kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22,6% (số đã báo cáo Quốc hội là tăng 10,7%); xuất siêu đạt 4 tỷ USD (số đã báo cáo Quốc hội là nhập siêu 2 tỷ USD).
Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hai chữ số trong 4 tháng đầu năm
Trong đó, 5/12 chỉ tiêu không đạt là: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,58% so với mục tiêu khoảng 6% (đã báo cáo 3 - 3,5%); GDP bình quân đầu người đạt 3.680 USD so với mục tiêu 3.700 USD (đã báo cáo 3.660 - 3.680 USD); tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 37,13% so với mục tiêu 45 - 47% (đã báo cáo khoảng 32%); tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều giảm khoảng 0,52 điểm phần trăm so với mục tiêu giảm 1 - 1,5 điểm phần trăm (đã báo cáo 0,5 - 1 điểm phần trăm); tốc độ tăng năng suất lao động đạt 4,71% so với mục tiêu 4,8% (đã báo cáo khoảng 4,4 - 4,9%).

Về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết trong 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, sản lượng lúa ước đạt 10,8 triệu tấn; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,5%. Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi nhanh. Hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cơ bản được bảo đảm.
Lạm phát Việt Nam có thể vượt ngưỡng 4%
Thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được tập trung chỉ đạo. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên tập trung nguồn lực cho phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I đạt 562,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%. Đến ngày 15/5/2022, giải ngân vốn đầu tư công đạt 20,27% kế hoạch; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng ước đạt trên 7,71 tỷ USD, tăng 7,8%.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,1%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá, lãi suất ổn định; dư nợ tín dụng đến cuối tháng 4 tăng 7,18% so với cuối năm 2021. Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 657,4 nghìn tỷ đồng, bằng 46,6% dự toán, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 122,4 tỷ USD, tăng 16,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 119,8 tỷ USD, tăng 15,7%; xuất siêu trên 2,5 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 5,03% cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021.
“Vua hàng hiệu” Việt Nam Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm “siêu dự án” ở sân bay Long Thành
Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 5,03% , cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021. Tính chung 4 tháng, có 80,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 26,9% so với cùng kỳ. Một số dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm được Chính phủ tích cực xử lý, đạt kết quả bước đầu (như nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, 5/12 dự án thua lỗ, kéo dài, 2 ngân hàng yếu kém ...).

Dịch bệnh được kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, phát huy kết quả đạt được năm 2021, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc. Tới nay, Việt Nam là một trong sáu quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, được quốc tế đánh giá cao.
Đại dịch COVID-19
Bộ Ngoại giao thông tin về hộ chiếu vaccine
Đến ngày 15/5/2022, đã tiêm chủng trên 217 triệu liều; 100% người thuộc diện tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm 2 mũi, tỷ lệ tiêm mũi 3 đạt 59,6%; 100% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm 1 mũi, 96,4% tiêm 2 mũi; trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm 1 mũi đạt 29,9%. Nhờ đó, số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong giảm sâu từ cuối tháng 3/2022. Việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát đã củng cố niềm tin, sự an toàn của người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Việc cơ bản kiểm soát dịch bệnh thành công đã củng cố niềm tin, sự an tâm của người dân, doanh nghiệp, tạo cơ sở cho mọi hoạt động đời sống kinh tế, xã hội trở lại bình thường, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển.
Để từ đó, đời sống, việc làm người lao động, an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác đối ngoại được tăng cường; SEA Games 31 được tổ chức rất thành công, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong và ngoài nước…
Thảo luận