https://kevesko.vn/20220516/lam-phat-viet-nam-co-the-vuot-nguong-4-15202327.html
Lạm phát Việt Nam có thể vượt ngưỡng 4%
Lạm phát Việt Nam có thể vượt ngưỡng 4%
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo chuyên gia, việc Việt Nam giữ được mức lạm phát khoảng 4% từ bây giờ đến cuối năm là đáng ghi nhận trong bối cảnh hiện nay. 16.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-16T08:30+0700
2022-05-16T08:30+0700
2024-01-11T14:05+0700
kinh tế
việt nam
kinh tế thị trường
lạm phát
người tiêu dùng
tiền tệ
giá dầu
các biện pháp trừng phạt chống nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0a/10195466_0:0:2730:1537_1920x0_80_0_0_fc953f5e3679343f20a90093320771fb.jpg
Qua trao đối với Vietnam+, Tiến sỹ Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, nếu so sánh với các nước có nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn có liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine như EU, Mỹ, Anh..., thì lạm phát ở Việt Nam hiện nay vẫn "rất ổn".Cụ thể, CPI 4 tháng đầu năm nay tăng 2,1%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (4 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 0,89%). Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng và khó giữ được ở mức tăng dưới 4%.Được biết, sau khi được giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu giảm được vài lần, nhưng sau đó tăng mạnh liên tục.Đặc biệt trong tháng 4/2021, giá xăng dầu giảm 2 lần và chỉ tăng 1 lần, nhưng CPI vẫn tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2021 do có tới 9/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá. Điển hình như nhóm giao thông tăng tới 16,59% so với cùng kỳ năm 2021, làm CPI chung tăng 1,6 điểm phần trăm.Cơ sở của đà tăng này không thể thiếu việc, giá bán lẻ xăng E5 đã lên đến 28.950 đồng/lít và xăng RON 95 đã áp sát 30.000 đồng/lít. Đây chính là sự đe dọa tới việc kiểm soát lạm phát, nhất là đặt trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine và các lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt lên Nga.Cùng với đó, là chính sách "zero COVID-19" của Trung Quốc khiến công xưởng tạm ngừng hoạt động, thị trường sẽ thiếu hàng hóa và giá hàng hóa sẽ tăng lên.Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu đầu vào chủ yếu cho hoạt động sản xuất của Việt Nam. Việc đầu vào khó không chỉ khiến giá cả tăng lên, mà còn tác động đến cả tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi hoạt động chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng tiêu cực.Tiến sỹ Trần Toàn Thắng nhận định, trong bối cảnh này, nền kinh tế đang phát triển và có mối quan hệ rất sâu rộng với Trung Quốc như hiện nay, nếu Việt Nam giữ được mức lạm phát khoảng 4% đã là thành công rất đáng ghi nhận.Để kiềm chế đà tăng giá của giá xăng dầu, theo ông Thắng, Chính phủ cần nghiên cứu giảm các sắc thuế áp lên mặt hàng xăng dầu còn lại như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Việc trợ giá cho người tiêu dùng là khó, vì chưa có tiền lệ.
https://kevesko.vn/20220512/vi-sao-gia-xang-tang-cao-trong-khi-gia-dau-the-gioi-ha-nhiet-15152887.html
https://kevesko.vn/20220423/imf-canh-bao-viet-nam-luu-tam-den-rui-ro-lam-phat-14894995.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0a/10195466_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_5222b65643a7c93b2050799169867161.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
kinh tế, việt nam, kinh tế thị trường, lạm phát, người tiêu dùng, tiền tệ, giá dầu, các biện pháp trừng phạt chống nga
kinh tế, việt nam, kinh tế thị trường, lạm phát, người tiêu dùng, tiền tệ, giá dầu, các biện pháp trừng phạt chống nga
Lạm phát Việt Nam có thể vượt ngưỡng 4%
08:30 16.05.2022 (Đã cập nhật: 14:05 11.01.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Theo chuyên gia, việc Việt Nam giữ được mức lạm phát khoảng 4% từ bây giờ đến cuối năm là đáng ghi nhận trong bối cảnh hiện nay.
Qua trao đối với Vietnam+, Tiến sỹ Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, nếu so sánh với các nước có nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn có liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine như EU, Mỹ, Anh..., thì lạm phát ở Việt Nam hiện nay vẫn "rất ổn".
Cụ thể, CPI 4 tháng đầu năm nay tăng 2,1%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (4 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 0,89%). Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng và khó giữ được ở mức tăng dưới 4%.
Được biết, sau khi được giảm 50% thuế bảo vệ
môi trường, giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu giảm được vài lần, nhưng sau đó tăng mạnh liên tục.
Đặc biệt trong tháng 4/2021, giá xăng dầu giảm 2 lần và chỉ tăng 1 lần, nhưng CPI vẫn tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2021 do có tới 9/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá. Điển hình như nhóm giao thông tăng tới 16,59% so với cùng kỳ năm 2021, làm CPI chung tăng 1,6 điểm phần trăm.
Cơ sở của đà tăng này không thể thiếu việc, giá bán lẻ xăng E5 đã lên đến 28.950 đồng/lít và xăng RON 95 đã áp sát 30.000 đồng/lít. Đây chính là sự đe dọa tới việc kiểm soát lạm phát, nhất là đặt trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine và các lệnh trừng phạt
kinh tế áp đặt lên Nga.
Cùng với đó, là chính sách "zero
COVID-19" của Trung Quốc khiến công xưởng tạm ngừng hoạt động, thị trường sẽ thiếu hàng hóa và giá hàng hóa sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu đầu vào chủ yếu cho hoạt động sản xuất của Việt Nam. Việc đầu vào khó không chỉ khiến giá cả tăng lên, mà còn tác động đến cả tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi hoạt động chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tiến sỹ Trần Toàn Thắng nhận định, trong bối cảnh này, nền kinh tế đang phát triển và có mối quan hệ rất sâu rộng với Trung Quốc như hiện nay, nếu Việt Nam giữ được mức
lạm phát khoảng 4% đã là thành công rất đáng ghi nhận.
Để kiềm chế đà tăng giá của giá xăng dầu, theo ông Thắng, Chính phủ cần nghiên cứu giảm các sắc thuế áp lên mặt hàng xăng dầu còn lại như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Việc trợ giá cho
người tiêu dùng là khó, vì chưa có tiền lệ.
"Giải pháp tối ưu là giảm thuế nhập khẩu và xem xét giảm phí giao thông đường bộ bằng việc kéo dài thời gian hoàn vốn đối với các dự án BOT. Chi phí giao thông giảm sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động khác giảm được chi phí, kéo lùi tốc độ tăng CPI," ông Thắng nêu quan điểm.