Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Litva Gabrielius Landsbergis gợi ý thành lập liên minh các nước để giải quyết vấn đề này, vì theo quan điểm của ông ta, con đường thực tế duy nhất xuất khẩu ngũ cốc là thông qua Odessa. Kế hoạch này cũng sẽ yêu cầu gỡ thủy lôi các khu vực Biển Đen và đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.
Phản ứng của dân mạng
Nhiều độc giả đã nhắc đến những trở ngại đáng kể đối với việc thực hiện ý tưởng như vậy, một số người kêu gọi London không can thiệp vào cuộc xung đột của nước khác.
"Sẽ có trở ngại lớn là Erdogan. Ông ta sẽ đòi hỏi những gì để cho tàu đi qua?” - Tempest hỏi.
“Chuyện này hoàn toàn vô ích” - Oldbotter nhấn mạnh.
"Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là vết trượt dài không thể tránh khỏi vào thế giới thứ ba, bởi dân số quá đông, thiếu lương thực và các nguồn lực khác. Tất cả những điều này với sự hỗ trợ của các chính trị gia chỉ theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn" - độc giả của tờ The Times kết luận.
Vấn đề lương thực
Các nước phương Tây tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina. Các biện pháp hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, châu Âu và Hoa Kỳ phải đối mặt với việc giá ngũ cốc tăng mạnh. Vì vậy, vào tháng 3, giá lúa mì trên sàn chứng khoán ở Chicago đã tăng lên mức tối đa trong gần 14 năm, và giá ngô — đạt đỉnh trong 9 năm.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng Moskva không can thiệp vào việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraina: các vấn đề hậu cần nảy sinh do lỗi của Kiev, vì quân đội Ukraina thả mìn trên các cảng biển của họ. Theo cựu nhân viên cảng biển Odessa, dự trữ lúa mì đang được đưa ra khỏi kho chứa ở cảng Odessa bằng các tuyến đường thay thế dưới áp lực của Liên minh châu Âu, bất chấp nguy cơ khan hiếm.