"Chúng tôi cần hỗ trợ Ukraina để giúp nước này đạt được kết quả trên cơ sở cho phép ngồi vào bàn đàm phán. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng (tình hình ở Ukraina) có khả năng được giải quyết tại bàn đàm phán, nhưng câu hỏi đặt ra là: như thế nào và khi nào?" - ông Jens Stoltenberg cho biết khi phát biểu tại diễn đàn kinh tế quốc tế ở Davos.
Tổng thư ký NATO cũng lưu ý rằng Liên minh tìm cách ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa và lan rộng sang lãnh thổ của các nước trong Liên minh.
Ông Stoltenberg giải thích: “Cách tốt nhất để ngăn chặn leo thang là phải hết sức kiên quyết, nói rõ tuyệt đối rằng không thể tấn công bất kỳ quốc gia NATO nào mà không nhận được phản ứng ngay lập tức từ toàn bộ Liên minh”.
Theo ông, NATO đang giải quyết "nhiệm vụ khó khăn": một mặt hỗ trợ Ukraina và không đưa lực lượng của mình đến lãnh thổ Ukraina để ngăn chặn xung đột leo thang và mặt khác không để xung đột lan sang các nước lân cận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Trước đó, trong bài phát biểu trước người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, đồng thời ông Putin nói thêm rằng toàn bộ trách nhiệm với cuộc đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ Kiev. Người đứng đầu Nhà nước Nga gọi mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ người dân của hai nước CHND Donetsk và CHND Lugansk, đã phải chịu đựng chế độ diệt chủng trong vòng suốt tám năm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3, họ đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm năng chiến đấu của Ukraina.