Cần có những biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp

HÀ NỘI (Sputnik) - Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội vào ngày 25-5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần có những biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán tốt hơn nữa để ổn định dòng vốn đến với doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm và quyết định đến tăng trưởng.
Sputnik
Về tình hình thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch nước cho rằng vừa qua có nhiều yếu tố tác động khiến thị trường đã sụt giảm mạnh.

"Đối với doanh nghiệp hiện có hai kênh quan trọng, một là tín dụng, hai là trái phiếu. Trái phiếu bản chất không phải xấu, chỉ có điều chúng ta điều phối, kiểm soát thế nào cho nó tốt, bởi những thị trường vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thị trường trái phiếu cần khuôn khổ để phát triển lành mạnh
Chủ tịch nước cho rằng, chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng, nhưng gần đây xuống rất nguy cơ, giảm giá trị 500-600 tỉ USD trong thời gian ngắn, trong khi FDI vào mạnh nhưng cũng chỉ đem vào sản xuất trên 10 tỉ USD.

"Nói điều này để thấy rằng cần có những biện pháp tốt hơn, phương thức hỗ trợ thị trường chứng khoán tốt hơn nữa để ổn định kênh này để dòng vốn đến với doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm và quyết định đến tăng trưởng"- Chủ tịch nước nói.

Ngay tại phiên thảo luận, Chủ tịch nước cũng lưu ý gói kích thích kinh tế, đầu tư công phải được thúc đẩy tốt hơn nữa, đi vào cuộc sống để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn tiêu đề của báo Tuổi Trẻ "Đừng để lạm phát cuốn trôi người nghèo".
Bên cạnh đó là các vấn đề xã hội cũng cần đặc biệt quan tâm, nhất là về giáo dục, tình trạng xâm hại, bạo hành, đuối nước, bạo lực học đường với trẻ em. Cuối cùng vẫn là vấn đề con người nên cần chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Về vấn đề chi ngân sách và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá còn nhiều khó khăn. Theo đó, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 chỉ đạt 78%, riêng giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 32,85%. Bốn tháng đầu năm 2022 chỉ giải ngân được hơn 18%, còn gói hỗ trợ phục hồi phát triển chưa giải ngân được.
Việt Nam sa thải ông Lê Hải Trà, “kiểm soát đặc biệt” Chứng khoán Kenanga
Về việc ngân hàng đang siết tín dụng vào bất động sản, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng việc siết tín dụng vào bất động sản cho đúng, để tránh ảnh hưởng đến các dự án bất động sản cần tiếp tục được triển khai, dòng vốn sẽ vào, công ăn việc làm được tạo ra và giúp nhiều gia đình được an cư.
Về việc lành mạnh hóa thị trường bất động sản và thị trường tài chính, các giải pháp phải có cái trước mắt, cái lâu dài và hết sức căn cơ, bài bản, nếu không sẽ gặp khó khăn trong thời gian sắp tới. Bởi các doanh nghiệp tuy có phục hồi nhưng đang chịu sức ép rất lớn về thủ tục hành chính, cung lao động, giá cả gia tăng của các nguồn đầu vào, điều này đã tạo ra những áp lực rất lớn cho doanh nghiệp...
"Chúng ta cần phải tập trung nhận diện, tháo gỡ, đặc biệt là triển khai chương trình phục hồi kinh tế, phải đồng bộ hơn, nhanh hơn để các sự hỗ trợ này thực sự đến được với doanh nghiệp và đi vào cuộc sống", ông Mãi nói.
Thảo luận