Việt Nam sa thải ông Lê Hải Trà, “kiểm soát đặc biệt” Chứng khoán Kenanga

© Depositphotos.com / PirenXSở Giao dịch Chứng khoán TP HCM
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2022
Đăng ký
Tiếp tục hàng loạt biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) Lê Hải Trà bị buộc thôi việc. Bà Trần Anh Đào lên phụ trách điều hành sàn HoSE.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đặt Công ty CP Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Kiểm soát đặc biệt Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước của Việt Nam vừa ban hành quyết định số 326 về việc đặt Công ty cổ phần chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng “kiểm soát đặc biệt”.
Thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với Công ty CP chứng khoán Kenanga là từ ngày 19/5 đến ngày 18/9, trong vòng 4 tháng liên tục.
Công ty CP Chứng khoán Kenanga Việt Nam (mã chứng khoán KVS) có trụ sở ở Hà Nội, vốn điều lệ 135 tỷ đồng.
Doanh nghiệp do ông Cao Văn Sơn, Chủ tịch hội đồng quản trị, làm đại diện pháp luật,. KVS cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán.
Trên thực tế, không có nhiều thông tin về hoạt động của công ty chứng khoán Kenanga vì vào năm 2003, doanh nghiệp này đã nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết và thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Đến tháng 9/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã có quyết định ngừng cung cấp hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) do bị Sở Giao dịch chứng khoán chấm dứt tư cách thành viên giao dịch. Nếu đúng như vậy, công ty Kenanga này đã ngưng hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư chứng khoán.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Bộ Tài chính đã có sẵn nhân sự thay thế loạt lãnh đạo chứng khoán vừa bị kỷ luật

Về Kenanga

Trong khi đó, theo dữ liệu mà CafeF có được, Chứng khoán Kenanga Việt Nam tiền thân là Công ty cổ phần chứng khoán Vàng Việt Nam, được thành lập ngày 3/12/2007 với vốn 40 tỷ đồng.
Đến ngày 13/11/2008, công ty cổ phần chứng khoán Vàng Việt Nam đổi tên thành Kenanga Việt Nam và tăng vốn lên 135 tỷ đồng vào năm 2009 với sự tham gia của đối tác chiến lược là Tập đoàn Ngân hàng Đầu tư K&N Kenanga Holdings Berhard.
Đến ngày 30/12/2013, công ty CP Chứng khoán Kenanga Việt Nam đã nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết và thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Ngày 3/9/2015, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã có quyết định ngừng cung cấp hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với Chứng khoán Kenanga Việt Nam do bị Sở Giao dịch chứng khoán chấm dứt tư cách thành viên giao dịch.

FLC của ông Trịnh Văn Quyết bị phạt

Cùng với việc “kiểm soát đặc biệt” công ty CP Chứng khoán Kenanga Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng ban hành quyết định số 110/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC).
Theo đó, doanh nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết (đã bị bắt) tiếp tục bị xử phạt 100 triệu đồng vì không công bố thông tin trên hệ thống của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của HoSE các tài liệu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và báo cáo thường niên năm 2021.
Như đã biết, trước đó, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng đã có quyết định chuyển cổ phiếu FLC từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12/5 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 quá 30 ngày so với quy định. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký là 18/5.

Buộc thôi việc ông Lê Hải Trà

Ngày 20/5, Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HoSE do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo khai trừ ông Lê Hải Trà, Bí thư Đảng ủy kiêm Tổng giám đốc HoSE, ra khỏi Đảng.
Cùng với đó, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Các ông Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; Nguyễn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đều bị cảnh cáo.

Bà Trần Anh Đào thay ông Lê Hải Trà

Cùng với việc buộc thôi việc ông Lê Hải Trà, Quyền Chủ tịch HoSE Nguyễn Thị Việt Hà đã ký văn bản thông báo bổ nhiệm bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc HoSE, phụ trách Ban điều hành của HoSE kể từ ngày 20/5.
Bà Trần Anh Đào tốt nghiệp Đại học Kinh tế TPHCM năm 1997, vào Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước từ cuối năm 1998. Đến giữa năm 2013, bà Đào được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng đấu giá và quản lý niêm yết cho đến nay.
Hiện ban điều hành HoSE còn lại 4 thành viên, gồm bà Trần Anh Đào và 3 Phó Tổng Giám đốc là bà Ngô Viết Hoàng Giao, ông Nguyễn Vũ Quang Trung và ông Trầm Tuấn Vũ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Sàn giao dịch chứng khoán New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Ông Phạm Minh Chính rung chuông gõ búa ở sàn chứng khoán lớn nhất thế giới
Như chúng tôi đã cập nhật, sáng qua, 20/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã có quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Trần Văn Dũng do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác. Ủy ban Chứng khoán được giao cho Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi phụ trách, điều hành.
Ngoài quyết định cách chức đối với ông Trần Văn Dũng, Bộ Tài chính còn kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy cơ quan Ủy ban chứng khoán giai đoạn 2015-2020, nguyên Chủ tịch Ủy ban chứng khoán; ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đức Chi, việc để xảy ra những sai phạm và phải xử lý sai phạm ở Ủy ban Chứng khoán nhà nước là điều hoàn toàn không mong muốn và thật đáng tiếc.
Nêu rõ “sai thì phải sửa”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi (điều hành luôn cả Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) nhấn mạnh, điều quan trọng là nhìn đúng bản chất những vấn đề còn tồn tại, để khắc phục một cách hiệu quả nhất. Từ đó, giữ vững niềm tin về tương lai phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về phía Bộ Tài chính, cơ quan này khẳng định, Bộ và các đơn vị liên quan sẽ chấp hành nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc và nỗ lực cao nhất để khắc phục những sai phạm, tồn tại đã được nêu ra.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала