Tên gọi "ASEAN" do nhà khoa học chính trị Mỹ đề xuất
“Nhìn lại quan hệ Mỹ - ASEAN, có thể khẳng định rằng quan hệ đó luôn chặt chẽ, Mỹ luôn quan tâm đặc biệt đến khu vực Đông Nam Á. Và điều này không chỉ liên quan đến 45 năm quan hệ đối tác chính thức giữa Mỹ và ASEAN, và thậm chí không chỉ liên quan đến 55 năm tồn tại của Hiệp hội. Ngay từ năm 1963, nhà khoa học chính trị Mỹ R. Fayfil đã từng viết: "Các quốc gia không cộng sản trong khu vực nên lập ra một hiệp ước an ninh tập thể. Xét đến tình cảm dân tộc của các nước tham gia, thỏa thuận này có thể được gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á", - ông Tsvetov lưu ý.
“Năm 1977, Mỹ trở thành đối tác đối thoại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2008, Mỹ là quốc gia đầu tiên không ở trong thành phần ASEAN công nhận đại sứ của mình tại đó, và hầu như hàng năm các cuộc gặp ASEAN + 1 (với Mỹ) bắt đầu diễn ra tại các địa điểm tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN. Một sự kiện đáng chú ý trong quan hệ của Mỹ với ASEAN là hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN lần thứ nhất được tổ chức tháng 2/2016 tại Mỹ. Trong tài liệu tổng kết cuộc gặp, các bên đã thông qua các nguyên tắc mà họ cam kết tuân thủ trong quan hệ của mình", ông Piotr Tsvetov nói tiếp.
Lời chúc tốt đẹp hay lời đề nghị thực tế?
Hội nghị thượng đỉnh không đáp ứng được kỳ vọng
Kết bạn có nghĩa chống Trung Quốc
“Tóm lại, xin lưu ý những điều sau. Trong 55 năm qua, ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong chính sách Thái Bình Dương của Mỹ. Các đội ngũ tổng thống trong thập kỷ qua đã nâng cao tầm quan trọng này bằng cách tuyên bố ASEAN là trọng tâm trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và rất quan trọng đối với sự ổn định của chính nước Mỹ. Đồng thời, có vẻ như Nhà Trắng dành ưu tiên cho đòn bẩy kinh tế đối với ASEAN, tuy các vấn đề an ninh không được đưa ra khỏi chương trình nghị sự. Động cơ chống Trung Quốc trong các hoạt động của ASEAN, được Washington ủng hộ ở giai đoạn đầu của Hiệp hội, sang thế kỷ XXI đang ngày càng trở nên phù hợp hơn với tư cách là cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên", - nhà khoa học chính trị Nga lưu ý trong phần kết luận.