Mỹ và ASEAN: Lịch sử quan hệ và thực trạng ngày hôm nay

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Đăng ký
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đã diễn ra tại Washington, đây là hội nghị thượng đỉnh thứ hai như vậy trên đất Mỹ.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, nhà phân tích chính trị Nga Piotr Tsvetov cho biết thời điểm tổ chức không phải do ngẫu nhiên mà được lựa chọn: năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN và kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác chính thức giữa Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Tên gọi "ASEAN" do nhà khoa học chính trị Mỹ đề xuất

“Nhìn lại quan hệ Mỹ - ASEAN, có thể khẳng định rằng quan hệ đó luôn chặt chẽ, Mỹ luôn quan tâm đặc biệt đến khu vực Đông Nam Á. Và điều này không chỉ liên quan đến 45 năm quan hệ đối tác chính thức giữa Mỹ và ASEAN, và thậm chí không chỉ liên quan đến 55 năm tồn tại của Hiệp hội. Ngay từ năm 1963, nhà khoa học chính trị Mỹ R. Fayfil đã từng viết: "Các quốc gia không cộng sản trong khu vực nên lập ra một hiệp ước an ninh tập thể. Xét đến tình cảm dân tộc của các nước tham gia, thỏa thuận này có thể được gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á", - ông Tsvetov lưu ý.

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN.
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr và các Lãnh đạo ASEAN.
Ra đời vào đỉnh điểm chiến tranh Đông Dương, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á từ đầu đã có khuynh hướng chống cộng rõ rệt, và điều này phù hợp với kế hoạch của Mỹ đối với khu vực. Thập kỷ tồn tại đầu tiên của ASEAN diễn ra trong các hành động chung với Mỹ trong khu vực. Sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, các bên hợp tác giải quyết vấn đề người tị nạn Đông Dương, sau năm 1979 - giải quyết vấn đề Campuchia bằng cách gây áp lực buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Đồng thời, Mỹ và ASEAN khi đó đã không ngần ngại ủng hộ Khmer Đỏ, những kẻ thực hiện hành động tàn bạo đẫm máu chống chính dân tộc mình. Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Việt Nam Trần Hiệp, hành vi này của Mỹ trong vấn đề Campuchia được lý giải là do họ "chống cộng, chống Việt Nam và chống Liên Xô."
Tuy nhiên, đường lối chống Việt Nam của Washington đã chấm dứt vào giữa những năm 1990, khi quan hệ hai nước được bình thường hóa. Rõ ràng, việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 không phải là không có sự đồng ý ngầm của Washington.

“Năm 1977, Mỹ trở thành đối tác đối thoại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2008, Mỹ là quốc gia đầu tiên không ở trong thành phần ASEAN công nhận đại sứ của mình tại đó, và hầu như hàng năm các cuộc gặp ASEAN + 1 (với Mỹ) bắt đầu diễn ra tại các địa điểm tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN. Một sự kiện đáng chú ý trong quan hệ của Mỹ với ASEAN là hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN lần thứ nhất được tổ chức tháng 2/2016 tại Mỹ. Trong tài liệu tổng kết cuộc gặp, các bên đã thông qua các nguyên tắc mà họ cam kết tuân thủ trong quan hệ của mình", ông Piotr Tsvetov nói tiếp.

Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. phát biểu tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
“Kỷ nguyên mới” của quan hệ Mỹ - ASEAN có gì mới?

Lời chúc tốt đẹp hay lời đề nghị thực tế?

"Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ" đã được đưa ra dưới thời Tổng thống Biden. Trong văn kiện được công bố tháng 2 năm 2022, ASEAN chiếm vị trí đặc biệt nổi bật. Mỹ hoan nghênh Hiệp hội phát triển mạnh mẽ và độc lập, Mỹ "cảm thấy tự hào" là đối tác đầu tư số 1 của các nước ASEAN. Trong tương lai, Mỹ dự định thúc đẩy kế hoạch phát triển kinh tế khu vực, góp phần vào sự chuyển đổi công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế kỹ thuật số, công nghệ 5G, thích ứng với biến đổi khí hậu và loại bỏ rào cản ngoại thương. "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ" hứa hẹn mở rộng hợp tác song phương với các nước Đông Nam Á để cải thiện an ninh trong lĩnh vực y tế và an ninh hàng hải.
"Đó là gì: lời chúc tốt đẹp hay đề xuất hợp tác thực sự - thời gian sẽ trả lời" - ông Tsvetov nói.

Hội nghị thượng đỉnh không đáp ứng được kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ hai được tổ chức tại Washington DC khiến chúng ta phải suy nghĩ về thực trạng quan hệ giữa hai bên. Nhìn chung, cuộc gặp thượng đỉnh này không đáp ứng được kỳ vọng của cả phía Mỹ và ASEAN. Nhà Trắng đã không thể khiến các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ đường lối của Mỹ cả trong quan hệ với Nga liên quan đến tình hình ở Ukraina và liên quan đến Trung Quốc. Cả hai đối thủ toàn cầu này của Mỹ thậm chí không được đề cập trong văn kiện tổng kết, mặc dù trước hội nghị thượng đỉnh Jen Psaki đã cam kết rằng hành động của Nga ở Ukraina sẽ là chủ đề thảo luận tại cuộc gặp.
Điều chắc chắn có thể khiến các đại diện ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh hài lòng là Mỹ xác nhận cam kết tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực và thương mại hàng hải sẽ không bị cản trở. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho điều này bằng việc gia tăng số lượng tàu tuần duyên Mỹ được điều đến phía Tây Thái Bình Dương, cũng như các hành động nhằm hạn chế đánh bắt bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định. Các điểm tương đối mới này trong hành động của Mỹ ở Biển Đông có thể trở thành ngòi nổ mới gây ra đụng độ Mỹ-Trung trong khu vực.
Chương trình nghị sự kinh tế của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN cũng không đáp ứng được yêu cầu của các nước ASEAN. Các nước thành viên Hiệp hội quan tâm đến chương trình kinh tế mới, quan tâm đến việc tăng dòng vốn đầu tư của Mỹ. Tại cuộc gặp Joe Biden đã hứa phân bổ 150 triệu USD, nhưng cần lưu ý rằng số tiền này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án của Mỹ ở Đông Nam Á, với phần lớn nhất - 40 triệu USD - sẽ tăng cường sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực.
Một tình huống đáng giận đối với các nước ASEAN là sự ra đời sáng kiến mới của Mỹ "Cơ cấu kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương". Những người chủ trì hội nghị đề cập đến vấn đề này nhiều lần, nhưng không tiết lộ nội dung cụ thể và không chính thức mời Hiệp hội tham gia vào quan hệ đối tác khu vực này. Như vậy, Nhà Trắng đã thể hiện thái độ coi ASEAN là đối tác hạng hai so với Nhật Bản.
Cuộc họp của bốn nhà lãnh đạo Quad ở Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Thủ tướng Ấn Độ: Định dạng Quad đảm bảo hòa bình ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Thái độ kiêu ngạo tương tự của Mỹ đối với Hiệp hội cũng thể hiện trong thực tiễn giao thức. Tại hội nghị thượng đỉnh, Biden đã không tổ chức các cuộc gặp song phương với từng trưởng đoàn ASEAN: các cuộc đàm phán với tổng thống và thủ tướng của họ đã bị hạ xuống mức độ gặp các thành viên khác trong ê kíp Biden.
Do đó, hoàn toàn chính đáng khi các phương tiện truyền thông thế giới đánh giá kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN là “sự kiện trình diễn” và “thất bại”. Có thể đây là những đánh giá thô bạo, nhưng rõ ràng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Washington không phải là dấu mốc hay bước đột phá nào đó, mặc dù Biden nói rằng "chúng ta đang bắt đầu một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-ASEAN." Điều mới mẻ ở đây là công bố quan hệ Mỹ-ASEAN là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Kết bạn có nghĩa chống Trung Quốc

“Tóm lại, xin lưu ý những điều sau. Trong 55 năm qua, ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong chính sách Thái Bình Dương của Mỹ. Các đội ngũ tổng thống trong thập kỷ qua đã nâng cao tầm quan trọng này bằng cách tuyên bố ASEAN là trọng tâm trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và rất quan trọng đối với sự ổn định của chính nước Mỹ. Đồng thời, có vẻ như Nhà Trắng dành ưu tiên cho đòn bẩy kinh tế đối với ASEAN, tuy các vấn đề an ninh không được đưa ra khỏi chương trình nghị sự. Động cơ chống Trung Quốc trong các hoạt động của ASEAN, được Washington ủng hộ ở giai đoạn đầu của Hiệp hội, sang thế kỷ XXI đang ngày càng trở nên phù hợp hơn với tư cách là cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên", - nhà khoa học chính trị Nga lưu ý trong phần kết luận.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала