Chuyên gia lưu ý rằng Moskva đã kịp thời điều chỉnh được giao thương với các nước phương Đông một cách nhanh chóng và linh hoạt, chủ yếu là với Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Trung Á, bất chấp sức ép của Mỹ đối với các quốc gia này.
“Moskva đã cố gắng bù đắp cho việc sụt giảm xuất khẩu sang các nước phương Tây bằng cách tăng nguồn cung sang Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Á. Ngay cả khi việc gia tăng như vậy nhất thiết phải đi kèm với các khoản chiết khấu lớn, thì giá dầu và khí đốt trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao khiến việc bán hàng vẫn có lãi cho Nga. Nhờ vậy Nga tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ, thu được lợi nhuận tương xứng từ xuất khẩu và nâng cao giá trị của đồng tiền quốc gia trên thị trường”, - nhà báo Nuwar viết.
Nhà báo lấy ví dụ tình huống Nga bán dầu cho Ấn Độ. Cụ thể, theo công bố, Moskva đã tăng xuất khẩu sang thị trường này gấp 4 lần, từ 66 nghìn thùng lên mức 277 nghìn thùng, và hiện nay vàng đen từ Nga chiếm 6% lượng mua của Ấn Độ.
Chiến tranh kinh tế
Các nước phương Tây phải đối mặt với các vấn đề kinh tế - giá năng lượng tăng cao, tỷ lệ lạm phát trầm trọng - do việc áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Các biện pháp hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính và việc cung cấp sản phẩm công nghệ cao, nhưng ở châu Âu bắt đầu có nhiều ý kiến mạnh mẽ hơn thúc giục giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, nhiều thương hiệu đã tuyên bố rút khỏi nước này. Điện Kremlin gọi những hành động đó là một cuộc chiến tranh kinh tế, nhưng lưu ý đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy.