Vietsovpetro báo tin vui bất ngờ về giàn khí nén mỏ Rồng
Liên danh Dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro báo tin vui bất ngờ rằng, giàn nén khí mỏ Rồng cán mốc 5 tỷ m3 khí.
SputnikCụ thể, thông tin từ Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro cho biết giàn nén khí mỏ Rồng vừa đạt mốc sản lượng 5 tỷ m3 khí bao gồm hơn 3,8 tỷ m3 khí gaslift và gần 1,2 tỷ m3 khí từ tổ máy BCP sau gần 12 năm được đưa vào vận hành.
Mỏ Rồng đã thuyết phục được PVN và Zarubezhneft. Dự án được lập trong thời hạn ngắn kỷ lục và công tác xây lắp cũng hoàn thành trước thời hạn 5 tháng 22 ngày, làm lợi được 22,5 triệu USD do đưa công trình vào vận hành sớm.
Giàn nén khí mỏ Rồng đạt mốc 5 tỷ m3 khí
Theo Liên doanh Dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro vừa báo tin vui với ngành dầu khí Việt Nam cũng như
hợp tác năng lượng dầu khí Việt Nam – Liên bang Nga.
Theo Vietsovpetro, sau gần 12 năm đi vào vận hành, giàn nén khí mỏ Rồng vừa đạt mốc sản lượng 5 tỷ m3 khí bao gồm hơn 3,8 tỷ m3 khí gaslift và gần 1,2 tỷ m3 khí từ tổ máy BCP.
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như Liên doanh Dầu khí Việt – Nga, giàn nén khí mỏ Rồng là dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 150 triệu USD do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) làm chủ đầu tư, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm tổng thầu.
Liên doanh Dầu khí Việt – Nga cho biết, giàn nén khí mỏ Rồng có nhiệm vụ chính là thu gom phần khí đồng hành trước đây bị đốt bỏ, nén và cung cấp khí gaslift phục vụ cho hoạt động khai thác dầu của Vietsovpetro tại khu vực mỏ Rồng – Đồi Mồi.
Nhờ đó, giàn nén khí mỏ Rồng giúp giảm lượng khí gaslift cấp từ giàn nén khí Trung tâm mỏ Bạch Hổ, đồng thời giúp gia tăng khí cấp về bờ.
Mỏ Rồng đã thuyết phục được PVN và Zarubezhneft
Dự án xây lắp công trình Thu gom khí mỏ Rồng - Đồi Mồi là công trình thu gom khí đầu tiên ngoài biển do PV GAS đầu tư 100%, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro làm dịch vụ thiết kế, xây lắp và vận hành trọn gói.
Đồng thời, dự án xây lắp công trình Thu gom khí mỏ Rồng - Đồi Mồi là dự án đầu tiên mà
Xí nghiệp Khai thác các công trình khí của Vietsovpetro được giao thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư.
Giàn nén khí mỏ Rồng được đưa vào vận hành từ ngày 29/11/2010. Công trình được thiết kế xây dựng gồm hai tổ hợp máy nén khí cao áp với công suất xử lý ban đầu là 900 nghìn m3 khí/ngày.
Năm 2017, sau khi thực hiện nâng cấp hai tổ máy nén cao áp GTC-A/B đã nâng công suất đạt xấp xỉ 1,1 triệu m3 khí/ngày, cung cấp phần lớn khí gaslift cho hoạt động khai thác dầu tại mỏ Rồng – Đồi Mồi.
Do dự án có quy mô lớn cùng nhiều thách thức, nên trong quá trình chuẩn bị và thi công các chuyên gia kỹ thuật của Vietsovpetro, Xí nghiệp Khai thác các công trình khí và PV GAS đã phải tính toán, đưa ra những đề xuất hợp lý để thuyết phục được các bên trong PVN và Zarubezhneft, các đối tác nước ngoài về hiệu quả kinh tế, khả năng thành công của dự án.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Vietsovpetro và sự phối hợp hiệu quả từ chủ đầu tư PV GAS, giàn nén khí mỏ Rồng đã hoàn thành và được đưa vào hoạt động vượt kế hoạch 5 tháng 22 ngày.
Các nhà làm dầu khí Việt Nam tiếp tục xác nhận vào lúc 21h00 ngày 8/12/2010, dòng khí đầu tiên từ giàn nén khí mỏ Rồng được hòa cùng hệ thống gaslift của mỏ Rồng – Đồi Mồi và Bạch Hổ về bờ, tiết kiệm cho Nhà nước hơn 20 triệu USD.
Thẩm định FDP mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí, hôm 26/5 vừa qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có buổi làm việc với Thường trực Hội Dầu khí Việt Nam (DKVN).
Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San đã thông tin về những kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2018-2021 và công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027 của Hội.
Theo đó,
với vai trò ngày càng quan trọng và thiết thực khi tổ chức của Hội Dầu khí Việt Nam bao phủ gần khắp các vùng, các khu vực có hoạt động dầu khí; tập hợp những người đã và đang công tác khoa học, công nghệ, kinh tế, quản lý kỹ thuật trong và ngoài ngành Dầu khí để duy trì, phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn, nhằm góp phần xây dựng, phát triển ngành Dầu khí.
Tính đến nay, Hội Dầu khí Việt Nam đã thành lập được 8 chi hội dầu khí trong cả nước với tổng số 21 hội viên tập thể trực thuộc Trung ương Hội và gần 1.000 hội viên cá nhân sinh hoạt tại các chi hội.
Báo cáo tại sự kiện cho thấy, nhiệm kỳ 2018-2021, trước bối cảnh hết sức khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ngành dầu khí thế giới trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá dầu sụt giảm và sự bất ổn của thế giới… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động trong chương trình công tác của Hội.
Trong bối cảnh đó, Hội Dầu khí Việt Nam vẫn luôn sát cánh cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giữ vai trò kết nối, phát huy sáng tạo của các hội viên trong nghiên cứu các chính sách, các vấn đề khoa học công nghệ (KHCN) trong lĩnh vực dầu khí, tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành Dầu khí; tư vấn, phản biện các vấn đề về chiến lược, phương hướng phát triển, chính sách, các đề án, giải pháp trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế, quản lý...; nâng cao kiến thức nghề nghiệp cho các hội viên.
Hội cùng đoàn kết, giáo dục truyền thống, tập hợp kiến thức và kinh nghiệm của các hội viên phục vụ cho sự phát triển ngành Dầu khí Việt Nam; truyền thông về hoạt động dầu khí, năng lượng, phổ biến
các thành tựu của PVN và các đơn vị dầu khí, giao lưu hoạt động giữa các đơn vị, tổ chức của dầu khí và trong ngành năng lượng, tranh thủ sự đồng cảm và hỗ trợ của xã hội đối với ngành dầu khí ở Việt Nam.
Đặc biệt, Hội Dầu khí Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến công tác tư vấn, phản biện, trong đó có góp ý Dự thảo “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035” theo đề nghị của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Công Thương; phản biện bản Dự thảo “Quy hoạch phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam” theo đề nghị của Bộ Công Thương; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và phản biện “Chiến lược Năng lượng quốc gia và Chiến lược kinh tế biển kế hoạch 2020 - 2030 tầm nhìn đến 2045” theo đề nghị của Bộ Công Thương và Ban Kinh tế Trung ương.
Ngoài ra, Hội đã thực hiện phản biện cho các đề án/báo cáo theo đặt hàng của Ban Tìm kiếm và thăm dò và Ban Khai thác Tập đoàn/Bộ Công Thương như: Các báo cáo “Đánh giá trữ lượng cho mỏ HST- HSĐ, mỏ Dừa, phát hiện Kình Ngư Trắng Nam, cụm cấu tạo Thiên Nga - Hải Âu”; phản biện báo cáo ODP mỏ khí Nam Du - U Minh, báo cáo FDP mỏ Cá Voi Xanh, phản biện báo cáo “Thẩm định FDP mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi” và “Thẩm định FFDP Bạch Hổ điều chỉnh năm 2018” do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro lập, phản biện báo cáo phát triển mỏ - FDP: “ Kế hoạch Đại cương Phát triển mỏ Lô 05-1(a) năm 2019”; phản biện công trình “Nghiên cứu, xây dựng đề án tái cơ cấu tổng thể lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí (E&P) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” của VPI.
“Giữ lửa” Hội Dầu khí Việt Nam
Báo cáo tại buổi làm việc cũng cho thấy, Hội Dầu khí Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ tư vấn, phản biện theo yêu cầu của Bộ Công Thương, các Ban của Tập đoàn.
Hội hoàn chỉnh
các báo cáo công trình Giải thưởng Dầu khí, Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Kết quả: có 6/6 công trình được trình duyệt liên quan đến các lĩnh vực hoạt động cốt lõi của Tập đoàn từ E&P đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, xây lắp chế tạo các công trình biển và thiết bị số dầu khí; xây dựng Quy chế tìm kiếm và thăm dò các mỏ dầu khí và giao nộp sản phẩm cho Petrovietnam; soạn thảo và trình đề cương nội dung giảng dạy tổng hợp về công nghiệp dầu khí Việt Nam cho cán bộ không chuyên ngành Dầu khí và phổ cập nâng cao kiến thức cho cán bộ mới vào ngành Dầu khí theo yêu cầu của lãnh đạo Petrovietnam;
Hội tích cực tham mưu, tư vấn phản biện, phối hợp cùng với Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Ban Kinh tế Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội Tập đoàn… tổ chức các tọa đàm, hội thảo khoa học như: Tọa đàm “Ngành Dầu khí trong tầm nhìn mới về chiến lược biển”, Tọa đàm “Ngành Dầu khí và CMCN - 4.0”, Tọa đàm “Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Hội thảo khoa học “Tiềm năng Dầu khí và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò đối tượng bẫy phi truyền thống trên thềm lục địa Việt Nam”.
Những đóng góp này được kỳ vọng để dư luận xã hội hiểu đúng và sâu hơn về ngành Dầu khí, tạo sự đồng thuận và ủng hộ đối với các hoạt động của Tập đoàn, cũng như chia sẻ với những khó khăn Tập đoàn đã, đang đối mặt; đóng góp tiếng nói về các hoạt động của ngành Dầu khí trên biển, vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Hội Dầu khí Việt Nam cũng đã tổ chức và trao đổi lấy ý kiến ở cấp chuyên gia về những bất cập, khó khăn khi thực hiện Luật Dầu khí và hợp đồng dầu khí; tổ chức các cuộc hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), nhằm trao đổi về tính đặc thù Ngành Dầu khí, các thách thức, khó khăn của Tập đoàn cần tháo gỡ về phương diện cơ chế, quy định không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Hội đã tham gia góp ý, tư vấn cho nội dung loạt phim ký sự "Hành trình Người đi tìm lửa", tác phẩm sách “Lược sử ngành Dầu khí Việt Nam”; hỗ trợ, tư vấn cho PVN, Vietsovpetro tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập Vietsovpetro và 30 năm ngày khai thác tấn dầu thô đầu tiên.
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự cũng đã trao đổi, đóng góp ý kiến về công tác tổ chức, dự thảo báo cáo chính trị, phương án nhân sự để chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Hội DKVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027.
Ông Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khẳng định Hội Dầu khí Việt Nam là nơi kết nối giữa quá khứ và hiện tại của PVN; nơi “hội tụ” trí tuệ, tập hợp những cán bộ, công nhân viên, gắn bó, công tác rất tâm huyết, nhiều đóng góp đối với ngành Dầu khí.
“Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, với biết bao những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được nhưng với sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa Hội Dầu khí Việt Nam, các thế hệ người lao động Dầu khí và Tập đoàn cũng đã vượt qua để cho tới ngày nay Tập đoàn đã lấy lại động lực phát triển, lấy lại được vị thế là tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, đảm bảo sứ mệnh an ninh năng lượng quốc gia”, - Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng nêu rõ.
Đánh giá về những khó khăn,
thách thức đối với ngành Dầu khí trong thời gian tới, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng mong rằng, Hội Dầu khí Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn, phản biện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trước các biến động của thị trường trong và ngoài nước.
Lãnh đạo PVN mong Hội Dầu khí sẽ tập trung phát huy kinh nghiệm, trí tuệ, tích cực tham gia đóng góp nhiều hơn nữa trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí (E&P), với các công trình dự án của Tập đoàn, trong việc phát triển năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, tiếp tục hỗ trợ, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng, hoàn thiện Luật Dầu khí.
“Cần phải khai thác tối đa sức mạnh của Hội Dầu khí Việt Nam, góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; khơi dậy niềm tự hào, động viên, truyền lửa cho người lao động Dầu khí trong sự phát triển ngành Dầu khí và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc”, - ông Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.