Những lập luận cho luận điểm đình chỉ tư cách thành viên của Myanmar
“Lập luận rõ ràng nhất cho việc đình chỉ tư cách thành viên ASEAN của Myanmar là các vấn đề chính trị nội bộ chưa được giải quyết, điều này tạo ra tình trạng chính quyền kép. Ở đây nói về các sự kiện ngày 1 tháng 2 năm 2021. Khi đó, Tổng thống Win Myint, bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo khác của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền tại Myanmar đã bị bắt trong một loạt cuộc truy quét, và phó tổng thống thứ nhất, theo quy định của hiến pháp, đã chuyển toàn bộ chính quyền về tay Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing.
Đáp lại điều đó, vào ngày 4 tháng 2, các nghị sĩ NLD đã thành lập "Ủy ban đại diện cho Nghị viện Liên minh", tuyên bố Min Aung Hlaing là một nhà độc tài, và Hội đồng Hành chính Nhà nước mà ông tạo ra là một tổ chức khủng bố. Ủy ban đã bầu ra "tổng thống" lâm thời và thành lập Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG). Chính phủ tự xưng đang cố gắng hết sức để nhận được sự công nhận chính thức của cộng đồng quốc tế, nhưng hiện tại các thành viên chính phủ đang sống lưu vong và quyền đại diện cho lợi ích của người dân Myanmar không được xác nhận bởi sự hiện diện của các cơ quan quyền lực thực sự”, - chuyên gia Ksenia Efremova nói.
“Lập luận thứ hai cho việc đình chỉ tư cách thành viên ASEAN của Myanmar là thiếu sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với các cơ quan chức năng hiện tại của đất nước. Đại sứ Myanmar tại LHQ là ông Kyaw Moe Tun, một nhà ngoại giao được chính phủ NLD trước đây bổ nhiệm. Ngay cả các nước ASEAN đã quyết định không mời thống tướng Min Aung Hlaing tham gia các hội nghị thượng đỉnh sau khi Myanmar không thực hiện các cam kết của mình đối với Đồng thuận 5 điểm của ASEAN được thông qua tại cuộc họp các lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021. Lập luận của Myanmar rằng lãnh đạo NLD đang bị giam giữ và không được phép gặp bất kỳ ai khác ngoài luật sư đã không được Đặc phái viên ASEAN chấp nhận.