Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Hệ thống HIMARS rơi vào tay Kiev là mối đe dọa trực tiếp đối với Nga

Chính quyền Mỹ đang chuẩn bị tăng cường viện trợ vũ khi cho Ukraina, bao gồm các hệ thống tên lửa tầm xa tiên tiến HIMARS. Gói viện trợ này ước tính khoảng 700 triệu USD. Ngoài HIMARS, Mỹ sẽ cung cấp trạm radar, trực thăng, phương tiện vận tải và vũ khí chống tăng (bao gồm cả tên lửa Javelin).
Sputnik
Theo phía Mỹ, việc cung cấp các hệ thống tên lửa cho Kiev là nhằm "củng cố vị thế" của Ukraina trên bàn đàm phán và tăng khả năng phòng thủ của nước này.

Lập luận của Mỹ dành cho Kiev

Trước đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lập luận rằng, Mỹ sẽ không gửi cho Ukraina các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga. Sau đó, hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Adam Smith cho biết ông nghi ngờ tuyên bố của Tổng thống. Ông lưu ý rằng, do có đường biên giới chung nên bất kỳ loại đạn pháo nào từ lãnh thổ Ukraina đều có thể tới được Nga.
(Tất cả phụ thuộc vào vị trí phóng tên lửa của Lực lượng vũ trang Ukraina nằm ở đâu. Nếu ở phía tây Ukraina là một chuyện, còn nếu ở phía đông bắc thì đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, các khu vực Bryansk, Kursk hoặc Belgorod của Liên bang Nga có thể bị tấn công, và đây cũng là mối đe dọa trực tiếp đối với Cộng hòa Belarus)
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ý kiến chuyên gia: Việc cung cấp tổ hợp HIMARS cho Kiev đe dọa các thành phố Nga
Sau đó một đại diện chính quyền Biden cho biết thêm: loại đạn HIMARS tiêu chuẩn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách khoảng 80 km (đó là pháo phản lực mang các quả đạn loại tên lửa tầm xa). Tức là, các hệ thống này sẽ không cho Lực lượng vũ trang cơ hội tấn công bên ngoài lãnh thổ Ukraina. Hơn nữa, Kiev được cho là đã hứa không sử dụng vũ khí của Mỹ, bao gồm cả HIMARS, chống lại các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Quân đội Ukraina đang gặp phải nhiều khó khăn, do đó chế độ Kiev có thể thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào.

Tính năng của hệ thống tên lửa HIMARS

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) được người Mỹ định vị như hệ thống tên lửa phóng nhiều lần (Multiple Launch Rocket System - MLRS). Hệ thống này đã được phát triển vào cuối những năm 1990 và được sản xuất hàng loạt từ năm 2003. Xe dựa trên khung gầm xe tải FMTV 6x6. Mỗi hệ thống HIMARS được biên chế kíp vận hành ba người: chỉ huy, lái xe, điều hành. Hệ thống này có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-17 Globemaster III (2 xe phóng) hoặc C-130 Hercules (1 xe phóng). Trọng lượng chiến đấu của bệ phóng với cơ số đạn gần 11 tấn, xe phóng chạy được với tốc độ tối đa 85 km/giờ, tầm hoạt động 480 km.
Nhưng, điều quan trọng nhất là M142 HIMARS có thể sử dụng dòng đạn của hệ thống phóng nhiều lần (MFOM) với đạn rocket cỡ 227 mm (hoặc thậm chí 240 mm) hoặc tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Hy Lạp sẽ gửi xe bọc thép lỗi thời cho Ukraina
Và đây là điều nguy hiểm nhất. Nói chung, đạn rocket là đạn pháo dã chiến, tầm bay của chúng từ 32-45 km (đối với đạn không điều khiển) đến 70 km (đối với đạn pháo dẫn đường). Điều này có thể so sánh với tầm bắn của đạn pháo MLRS do Liên Xô thiết kế: đạn pháo phản lực Uragan cỡ 220 mm (tầm bắn 35 km) và Smerch với đạn pháo 300 mm (tầm bắn 70-90 km), nhưng kém hơn so với các hệ thống hiện đại: hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-S của Nga (120 km), hệ thống MLRS Alder của Ukraina (tầm bắn được công bố là 90-120 km) và hệ thống pháo phản lực bắn loạt Polonaise của Belarus (tầm bắn được công bố - hơn 200 km).
Hệ thống tên lửa MGM-140 là một thứ nghiêm trọng hơn. Phiên bản gốc của nó có tầm bay từ 128-165 km. Ngoài hệ thống dẫn đường quán tính, các phiên bản nâng cấp được trang bị bộ thu GPS và có tầm bay 270-300 km. Tất nhiên, tầm bay này ngắn hơn so với hệ thống tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander-M của Nga, nhưng vẫn đủ để tấn công các khu vực lân cận của Nga (hoặc Belarus) từ lãnh thổ do chế độ tân quốc xã ở Kiev kiểm soát.
hệ thống HIMARS của Mỹ
Nhân tiện, một số nguồn tin mở chỉ ra rằng, các phiên bản sửa đổi của tên lửa tầm xa MGM-140 chỉ có thể hoạt động khi có sự hỗ trợ từ các vệ tinh của Mỹ và chỉ từ chúng.
Vì thế chúng tôi vẫn hy vọng rằng, Washington sẽ cẩn thận và sẽ tránh cung cấp cho chế độ Kiev các hệ thống HIMARS với tên lửa chiến thuật MGM-140. Đặc biệt là các phiên bản sửa đổi "tầm xa" của nó.
Thảo luận