"Trong tương lai ngắn hạn, không có quốc gia nào như vậy. Nếu nói về thị phần mà Nga và Ukraina chiếm giữ trên thị trường ngũ cốc thế giới, nó vượt quá 30%. Năm ngoái Nga xuất khẩu 35 triệu tấn, Ukraina - khoảng 12 triệu. Hơn 50 các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung từ lưu vực Biển Đen trên 30%. Theo các nhà kinh tế, sự phụ thuộc 30% là một ngưỡng quan trọng. Nguồn cung cấp lương thực bị gián đoạn và giá lương thực tăng mạnh đe dọa khủng hoảng trong nền kinh tế quốc gia và tình trạng bất ổn dân sự", - Kobyakov nói.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
"Nhìn chung, FAO phản đối mạnh mẽ mọi lệnh trừng phạt và các biện pháp hạn chế thương mại. Chúng tôi tin rằng thị trường lương thực toàn cầu là thành tựu vĩ đại của nhân loại. Nó đã được hình thành trong lịch sử và là một hệ thống phức tạp và hoạt động khá hài hòa", - Kobyakov nói.
"Bất kỳ sự vi phạm nào của sự cân bằng này đều có thể lùi lại hai bước. Chúng khiến giá cả tăng lên, làm xấu đi tình hình kinh tế của toàn bộ các vùng, quốc gia, khu vực, đẩy nhân loại tụt hậu trong phong trào hướng tới phát triển bền vững. Thật đáng tiếc, các biện pháp trừng phạt thường ảnh hưởng đến những bộ phận dân cư mà ''những tác giả'' cấm vận không nhằm tới. Do đó, trong các khuyến nghị chính sách của FAO về việc khắc phục tình trạng cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay trên thế giới , có những lời kêu gọi phân tích chính sách trừng phạt và cân nhắc tính hiệu quả của việc duy trì chúng", - Kobyakov lưu ý.