Tăng giá sách giáo khoa 2-3 lần: Bộ GD-ĐT không nên quản lý giá sách

HÀ NỘI (Sputnik) - Vấn đề sách giáo khoa đang tiếp tục nóng không chỉ ở mỗi gia đình, mà trên cả nghị trường Quốc hội. Trước lý giải của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc giá sách tăng do sách có khổ to, bìa đẹp, trao đổi với PV Sputnik, chuyên gia giáo dục TS Vũ Thu Hương cho rằng, Bộ GD-ĐT không nên quản lý giá sách, chỉ nên quản lý chất lượng nội dung.
Sputnik

Giá sách giáo khoa tăng cao: Có tương xứng với chất lượng?

Trải qua một năm học đầy biến động do dịch Covid-19, trước thềm năm học mới 2022-2023, giá các loại sách giáo khoa (SGK) tăng 2-3 lần so với trước khiến dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh băn khoăn.
Lý giải về điều này, mới đây, tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn nêu rằng, các loại SGK mới được biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn, trong khi giá vật liệu, nhiên liệu tăng. Ngoài ra, Bộ cũng nhiều lần ban hành văn bản chỉ đạo để đảm bảo giá sách giáo khoa được thấp nhất.
Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh cho rằng, giải thích của người đứng đầu ngành giáo dục vẫn chưa thỏa đáng. Là phụ huynh có con nhỏ học trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội), anh Tuấn Anh cho rằng:

“Liệu có thực sự cần in sách khổ to và giấy tốt không, hay thay vào đó là tập trung vào nội dung kiến thức trong sách cũng như cách truyền tải bài học của giáo viên đến học sinh. Trong thời gian vừa rồi, tôi thấy có nhiều bộ sách giáo khoa mới nhưng nội dung vẫn còn quá nhiều “sạn”. Nội dung cải cách còn chưa hoàn thiện, vừa học vừa sửa, rất ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của các con”.

Bên cạnh đó, chia sẻ với Sputnik, chị Quỳnh Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội) có 2 con nhỏ học tiểu học và trung học cơ sở lại cho rằng, SGK đang được đổi mới liên tục, không có tính kế thừa giữa các thế hệ học sinh, gây nên lãng phí xã hội, không phù hợp với gia đình kinh tế khó khăn.
Học sinh cấp 3 Trường PHTH Mường Nhé sinh sống ở bản Yên sử dụng nguồn điện lưới quốc gia thắp sáng để học bài, thay cho việc phải sử dụng nến, đèn dầu thắp sáng như trước đây.

“Sách giáo khoa tăng giá, vô hình kéo theo nhiều sách tham khảo, sách bồi dưỡng tăng giá theo. Tôi cho rằng, đây là một gánh nặng đối với phụ huynh cũng như các con trước thềm năm học mới. Vì năm nay có thể tăng 2-3 thì vài năm sau cũng có thể tăng giá cao hơn nữa. Như nhà tôi hiện nay, em không thể dùng lại sách giáo khoa của chị, rất lãng phí. Theo tôi, nhà nước nên có 1 bộ sách giáo khoa chuẩn, tránh việc các doanh nghiệp đấu thầu viết sách rồi tăng giá vô lý, trong khi nội dung vẫn chưa đảm bảo”, chị Hoa đánh giá.

Theo khảo sát của PV Sputnik, điều mà hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm hiện nay là chất lượng nội dung SGK và phương pháp giáo dục đồng bộ, nhất quán nhằm đạt hiệu quả cao, tránh lãng phí, chứ không phải hình thức sách thế nào.

Bộ GD-ĐT đưa ra chủ trương, nhưng làm “đầu voi đuôi chuột”

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với Sputnik, TS Vũ Thu Hương – chuyên gia giáo dục cho biết, hiện trên thế giới có 2 kiểu giáo dục. Một là giáo dục bao cấp, hai là giáo dục xã hội hóa. Riêng tại Việt Nam, sách giáo khoa thì xã hội hóa, còn giáo dục vẫn bao cấp. Sự chưa rõ ràng, mập mờ trong việc này dẫn đến bức xúc trong dư luận.

“Bộ GD đã đề xuất 1 chương trình, nhiều bộ sách. Thế nhưng, cái sai của Bộ GD-ĐT ở đây là tiêu chí ban đầu đã không đúng, dẫn đến các khâu về sau bị rối, không kiểm soát được. Ở đây, Bộ đã sai ngay từ đầu, bởi Bộ đưa ra chủ trương, nhưng khi đưa vào thực tiễn thì đầu voi đuôi chuột, không đúng theo chủ trương, định hướng ban đầu”.

Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục được Nhà nước định giá và trợ giá
Bà Hương phân tích thêm, việc lựa chọn “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” có mục đích chuyển từ giáo dục đề cao kiến thức sang phát triển năng lực. Muốn học sinh phát triển năng lực, cô giáo cũng phải có đủ năng lực để định hướng, phát triển năng lực của các em.
Có thể thấy, ở đây chính Bộ GD-ĐT vẫn chưa xác định được vai trò của sách giáo khoa trong trường học. Bộ chưa hiểu rõ vai trò để định hướng đúng, dẫn đến việc nhà trường không theo kịp phương pháp giảng dạy mới. Mọi thứ đang chạy theo sự thiếu thống nhất và thiếu đồng bộ. Điều này khiến học sinh, phụ huynh và giáo viên cảm thấy lo lắng, bất an.

“Theo tôi, một khi thay đổi thì tất cả mọi thứ nên đi theo hệ thống, còn không nên theo học bộ sách cũ. Tôi thấy Bộ GD-ĐT đang rất nỗ lực cho chương trình mới, song lại đi lệch hướng. Vì chương trình triển khai được 2 năm, nhưng có quá nhiều vấn đề phát sinh, do chưa hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của chủ trương mới. Điều quan trọng là việc chuẩn bị cho chương trình mới đã chín muồi hay chưa, để chúng ta áp dụng”, bà Hương chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Sách giá khoa mới dùng lại được, không phải dùng một lần rồi bỏ

Bộ GD-ĐT không nên quản lý giá sách, chỉ nên tập trung nâng cao chất lượng nội dung SGK

Trước câu hỏi về trách nhiệm của Bộ giáo dục đến đâu khi liên tục trong thời gian vừa qua, việc cải cách sách giáo khoa liên tục gặp nhiều bức xúc trong dư luận, bà Hương cho rằng:

“Trách nhiệm của Bộ ở đây cần phải xem lại toàn bộ quy trình chuẩn bị để áp dụng chương trình mới này như thế nào. Rõ ràng, là việc chuẩn bị ở đây chưa đến nơi đến chốn. Từ việc không hiểu rõ một chương trình nhiều bộ sách, đến việc không hiểu phát triển năng lực là gì? Cũng không hiểu rõ hiện trạng giáo dục và hiện trạng xã hội hiện nay ra sao? Liệu giáo dục hiện nay có đủ đáp ứng cho chương trình mới hay không? Những cái này chưa hề có nghiên cứu cụ thể về xã hội học trước đó”, bà Hương cho hay.

Cũng theo chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương, Bộ GD-ĐT chỉ nên tập trung quản lý nội dung trong sách. Còn giá sách ra sao, hình thức, chất lượng giấy thế nào, Bộ không nên quản lý việc này.
Vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo phá sản kế hoạch viết sách giáo khoa?
Kỳ họp Quốc hội thứ 3 diễn ra cũng trùng với thời gian năm học cũ kết thúc, học sinh sẽ có mùa hè để chuẩn bị cho năm học mới. Do đó, mọi sự điều chỉnh (nếu có) của Bộ GD-ĐT sẽ rất hợp lý, để học sinh cũng như nhà trường vững tâm, tự tin bước vào năm học mới.
Thảo luận