Theo Independent, ba quốc gia châu Âu là Hy Lạp, Síp và Malta và các công ty đăng ký tại các nước này nhận được lợi ích lớn nhất từ việc vận chuyển dầu của Nga. Trong tháng Hai, họ đã vận chuyển tổng cộng 31 triệu thùng dầu của Nga, trong tháng Năm – con số này đã là 58 triệu thùng.
Chỉ trong ba tháng, các tàu liên kết với Hy Lạp, Síp và Malta đã vận chuyển 178 triệu thùng dầu của Nga với tổng trị giá 17,3 tỷ USD. Khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, các công ty liên kết với các quốc gia này chiếm hơn một phần ba tổng lượng dầu Nga vận chuyển bằng đường biển, hiện nay con số này còn khoảng một nửa.
Trong tình huống các nước phương Tây từ chối mua dầu của Nga như Mỹ đã làm hồi tháng 3, Ấn Độ và Trung Quốc là các nước mua chính, thường đòi giảm giá so với giá thị trường.
Trong khi đó, Brussels cũng tìm cách cấm nhập khẩu dầu của Nga, nhưng vấp phải sự phản kháng của một số thành viên EU phụ thuộc vào dầu Nga, chủ yếu là Hungary. Gói trừng phạt thứ sáu chống Nga, được đưa ra ngày 3 tháng 6, bao gồm việc loại bỏ dần dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển: tương ứng trong sáu và tám tháng.
Hậu quả lệnh trừng phạt chống Nga
Sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt của quân đội Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.