Các nguồn lực của Liên minh trên thực tế hiện nay mới chỉ được sử dụng chừng 50%
"Những biến chuyển như hiện nay thường chỉ xảy ra một hai lần trong một thế kỷ. Chúng ta có thể thấy, nền kinh tế thế giới mới ngày nay dựa trên các mô hình quản lý linh hoạt, tổ chức sản xuất thì theo hình thức mạng lưới, trong đó nhà nước đóng vai trò là cơ quan tích hợp, thống nhất lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau nhằm đạt được một mục tiêu - nâng cao phúc lợi công cộng", - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
“Theo đánh giá chung, nguồn lực của Liên minh trên thực tế hiện nay mới chỉđược sử dụng chừng 50%. Tiềm năng là khổng lồ”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Các hướng hợp tác ngoại khối trong thời kỳ thế giới thay đổi căn bản
“Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia EAEU năm 2021 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016 là năm khi mà Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Sự hợp tác giữa EAEU và Việt Nam trong lĩnh vực thương mại và đầu tư là hợp tác cùng có lợi, mang tính dài hạn. Việt Nam chú trọng mối quan hệ hợp tác này”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
“Các nhà hoạch định chính sách của EAEU còn chú ý tới tăng cường hợp tác kinh tế - Thương mại, đầu tư với các nước ASEAN, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác có thể có giữa các giới kinh doanh của EAEU và ASEAN. Ngoài ra, có thể thấy mức độ tương tác cao giữa EAEU và Cuba và sự quan tâm của Venezuela tới hợp tác với Liên minh Kinh tế này”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Liên quan đến bối cảnh địa chính trị mới, Nga cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Phi, không chỉ trong cơ chế đơn phương mà còn trong khuôn khổ các hiệp hội hiện có như Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
“Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Nga và Trung Quốc có nhiều động lực để đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Hai bên đang thúc đẩy hợp tác mạnh hơn trong lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng hạt nhân, công nghệ thông tin và một số lĩnh vực khác. Việc phương Tây tăng cường trừng phạt Nga liên quan đến việc Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina làm Nga và cả EAEU tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế với Trung Quốc”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.
“Các nhà nhập khẩu Nga đang đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ trong sản xuất thực phẩm, phụ tùng ô tô, thiết bị y tế và các sản phẩm chủ lực khác”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.