“Bất chấp thực tế là Liên minh châu Âu đưa ra những hạn chế nghiêm khắc nhất chống lại Nga, số lượng các thỏa hiệp đang tăng lên, từ nhượng bộ về nguồn cung dầu thông qua đường ống dẫn đến việc loại bỏ Thượng phụ Kirill khỏi danh sách trừng phạt”, ấn phẩm cho biết.
Như đã nhấn mạnh trong bài báo, cuộc chiến kinh tế chống lại Nga đã chia rẽ EU, khi các nước "mệt mỏi với các lệnh trừng phạt."
“Vũ khí tài chính” là một công cụ không hoàn hảo, hành động có chọn lọc và dẫn đến những hậu quả không lường trước được”, bài báo lưu ý.
Bloomberg Economics ước tính doanh thu từ dầu khí của Nga sẽ vào khoảng 285 tỷ USD trong năm nay.
"Thêm vào đó là các mặt hàng khác, và con số đó chiếm nhiều hơn 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng do các lệnh trừng phạt", tác giả của bài báo tóm tắt.
Chiến tranh kinh tế
Các nước phương Tây phải đối mặt với các vấn đề kinh tế - giá năng lượng tăng cao, tỷ lệ lạm phát trầm trọng - do việc áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Các biện pháp hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính và việc cung cấp sản phẩm công nghệ cao, nhưng ở châu Âu bắt đầu có nhiều ý kiến mạnh mẽ hơn thúc giục giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, nhiều thương hiệu đã tuyên bố rút khỏi nước này. Điện Kremlin gọi những hành động đó là một cuộc chiến tranh kinh tế, nhưng lưu ý đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy.