Hồi 6 năm trước
Tương lai thuộc về các nhà máy điện hạt nhân
"Việt Nam chắc chắn phải dựa vào điện hạt nhân. Tôi đưa ra kết luận này trên cơ sở cả kinh nghiệm của bản thân và những tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu từ các quốc gia khác nhau. Cần tính đến cả dân số và điều kiện địa lý của Việt Nam: lãnh thổ Việt Nam trải dài kết hợp với dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp chạy dọc bờ phía đông, rừng núi chiếm một tỷ lệ diện tích đáng kể và cần được bảo tồn. Biến đổi khí hậu trong những năm gần đây cho thấy rằng, thủy điện không còn khả năng sản xuất lượng điện đáng kể như trước đây. Ngoài ra, các nhà máy thủy điện làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra nhiều hệ lụy lớn đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Đối với nhiệt điện than, theo dự báo của giới khoa học, nếu các nhà máy này tiếp tục hoạt động, đặc biệt nếu xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện mới thì điều đó sẽ dẫn đến nhu cầu mua than từ nước ngoài - than của Việt Nam sẽ không còn đủ."
Một quyết định đáng tiếc
"Việt Nam không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân, và quyết định dừng dự án không thể không gây tiếc nuối. Xét cho cùng, Việt Nam đã thực hiện các nghĩa vụ ngăn chặn ô nhiễm không khí và đặc biệt là giảm phát thải khí cacbonic vào khí quyển. Việc từ bỏ chương trình điện hạt nhân sẽ để lại những hậu quả tiêu cực lâu dài. Tất nhiên, so với các nhà máy nhiệt điện than, các nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi vốn đầu tư trả trước lớn. Tuy nhiên, chi phí vận hành của chúng thấp hơn nhiều. Hơn nữa, chi phí ban đầu đã bao gồm cả giá nguyên vật liệu và chi phí liên quan đến việc ngừng vận hành nhà máy."
"Việc từ bỏ chương trình năng lượng hạt nhân sẽ gây hại lâu dài cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, làm tổn hại đến uy tín của nước ta trong các tổ chức quốc tế, làm tổn hại đến mối quan hệ hợp tác quốc tế lâu đời với nước ta, dẫn đến tình trạng xuống cấp của nền khoa học và công nghệ hạt nhân của Việt Nam. Chúng ta sẽ không thể tạo ra cơ sở năng lượng để hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa Việt Nam. Việc thiếu sản xuất điện hạt nhân sẽ phải được bù đắp bằng cách tăng sản lượng điện từ nhiệt điện than, điều này sẽ gây tác hại lớn đến môi trường và dẫn đến ô nhiễm không khí", - TS Võ Văn Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, đã nói.