Việt Nam sẽ trở thành quốc gia điện hạt nhân?

© Ảnh : Pixabay/12923Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2022
Đăng ký
Tại Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và năng lượng ngày càng thường xuyên nói về sự cần thiết phải quay trở lại chương trình điện hạt nhân, vốn đã bị hoãn vào năm 2016.
Trong mấy tuần gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hiến - nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam, ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, và ông Hoàng Trọng Hiếu - thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, đã nói về khả năng Việt Nam quay lại phát triển điện hạt nhân.
Việt Nam cần quan tâm đến năng lượng hạt nhân, - Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên tuyên bố khi phát biểu trước các đại biểu Quốc hội. Theo Bộ trưởng, hiện nay điện than đã không còn điều kiện phát triển, thủy điện cũng đã hết dư địa, nên xu hướng tất yếu là đến lúc nào đó phải tính đến điện hạt nhân.

Hồi 6 năm trước

Khi Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về việc hoãn hay tiếp tục triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân, Sputnik-Việt Nam đã hỏi ý kiến ​​của độc giả về vấn đề này. Hơn 80% những người tham gia khảo sát, phần lớn không phải là chuyên gia năng lượng, đã bày tỏ suy nghĩ cần tiếp tục dự án.
Nhà máy điện hạt nhân “Bataan” - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Philippines nghiên cứu dự án hồi sinh nhà máy điện hạt nhân
Giữa các chuyên gia cũng đã có những ý kiến khác nhau. Một số người thấy nên từ chối dự án năng lượng hạt nhân vì tốc độ tăng tiêu thụ điện hàng năm đang có chiều hướng chậm lại, chi phí sản xuất thủy điện và điện than giảm đi, vì mở rộng các khả năng khai thác năng lượng mặt trời và điện gió. Đã có những người tích cực ủng hộ dự án điện hạt nhân. Rất tiếc là lúc này, quan điểm của họ ít được lắng nghe, - chuyên gia Lã Hồng Kỳ, Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Công Thương, đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam.

Tương lai thuộc về các nhà máy điện hạt nhân

Vào năm 2016, TS Nguyễn Mộng Sinh, một trong những chuyên gia lớn nhất của Việt Nam nghiên cứu các vấn đề năng lượng hạt nhân và sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân, người được trao tặng huy chương danh dự của tập đoàn nhà nước Nga "Rosatom”, đã nói như vậy. Theo nhà khoa học, trong điều kiện Việt Nam, các loại nhà máy phát điện khác có nhược điểm nghiêm trọng.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông nói:

"Việt Nam chắc chắn phải dựa vào điện hạt nhân. Tôi đưa ra kết luận này trên cơ sở cả kinh nghiệm của bản thân và những tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu từ các quốc gia khác nhau. Cần tính đến cả dân số và điều kiện địa lý của Việt Nam: lãnh thổ Việt Nam trải dài kết hợp với dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp chạy dọc bờ phía đông, rừng núi chiếm một tỷ lệ diện tích đáng kể và cần được bảo tồn. Biến đổi khí hậu trong những năm gần đây cho thấy rằng, thủy điện không còn khả năng sản xuất lượng điện đáng kể như trước đây. Ngoài ra, các nhà máy thủy điện làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra nhiều hệ lụy lớn đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Đối với nhiệt điện than, theo dự báo của giới khoa học, nếu các nhà máy này tiếp tục hoạt động, đặc biệt nếu xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện mới thì điều đó sẽ dẫn đến nhu cầu mua than từ nước ngoài - than của Việt Nam sẽ không còn đủ."

Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
G7 cấp vốn cho Việt Nam tạo năng lượng tái sinh
"Sử dụng khí đốt để tạo ra điện là một hoạt động kinh doanh không có lãi, vì sử dụng khí đốt trong ngành công nghiệp hóa chất sẽ hiệu quả hơn. Việt Nam đang thực hiện những bước đầu tiên để sử dụng năng lượng gió và mặt trời. Nhưng, xu hướng phát triển này không có triển vọng, một lần nữa phải tính đến vị trí địa lý của đất nước. Cần phải tính toán kỹ lưỡng tính hiệu quả của các nhà máy điện gió chiếm diện tích đất rộng lớn. Điều này cũng đúng với các trạm năng lượng mặt trời. Pin mặt trời đã bắt đầu được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày để cung cấp điện cho các ngôi nhà riêng lẻ, nhưng các trạm năng lượng mặt trời công suất lớn lại là một vấn đề hoàn toàn khác! Ở các quốc gia mà chúng được sử dụng, trạm năng lượng mặt trời thường được đặt ở sa mạc hoặc các khu vực khác không thích hợp cho bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Ví dụ, ở Nhật Bản, các tấm pin mặt trời đặt trên bệ nổi đưa ra vịnh. Trong điều kiện của Việt Nam, điều này sẽ gây trở ngại cho việc đánh bắt cá truyền thống. Trong mọi trường hợp, năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió sẽ không đủ để cung cấp điện cho một thành phố lớn hoặc khu công nghiệp", - ông đã nói

Một quyết định đáng tiếc

Vào năm 2016, TS Võ Văn Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, đã lưu ý:

"Việt Nam không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân, và quyết định dừng dự án không thể không gây tiếc nuối. Xét cho cùng, Việt Nam đã thực hiện các nghĩa vụ ngăn chặn ô nhiễm không khí và đặc biệt là giảm phát thải khí cacbonic vào khí quyển. Việc từ bỏ chương trình điện hạt nhân sẽ để lại những hậu quả tiêu cực lâu dài. Tất nhiên, so với các nhà máy nhiệt điện than, các nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi vốn đầu tư trả trước lớn. Tuy nhiên, chi phí vận hành của chúng thấp hơn nhiều. Hơn nữa, chi phí ban đầu đã bao gồm cả giá nguyên vật liệu và chi phí liên quan đến việc ngừng vận hành nhà máy."

Rosatom  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2022
Phần Lan từ bỏ hợp đồng với Rosatom về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân

"Việc từ bỏ chương trình năng lượng hạt nhân sẽ gây hại lâu dài cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, làm tổn hại đến uy tín của nước ta trong các tổ chức quốc tế, làm tổn hại đến mối quan hệ hợp tác quốc tế lâu đời với nước ta, dẫn đến tình trạng xuống cấp của nền khoa học và công nghệ hạt nhân của Việt Nam. Chúng ta sẽ không thể tạo ra cơ sở năng lượng để hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa Việt Nam. Việc thiếu sản xuất điện hạt nhân sẽ phải được bù đắp bằng cách tăng sản lượng điện từ nhiệt điện than, điều này sẽ gây tác hại lớn đến môi trường và dẫn đến ô nhiễm không khí", - TS Võ Văn Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, đã nói.

Chuyên gia thủy điện cũng ủng hộ dự án hạt nhân

Ông Nguyễn Giới - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An, đã bày tỏ quan điểm tương tự khi bình luận về quyết định dừng thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân. Ý kiến ​​của ông càng thú vị hơn vì ở Việt Nam, thủy điện cùng với điện than được coi là giải pháp thay thế chính cho điện hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2022
Việt Nam quay lại với điện hạt nhân?
Tiến bộ của Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của tất cả các dạng năng lượng. Tuy nhiên, đến thời điểm này tiềm năng thủy điện của đất nước đã được sử dụng đến 90%. Các mỏ than không đủ để cung cấp cho các nhà máy điện chạy than, các mỏ khí đốt trên thềm lục địa đang khai thác thăm dò đắt đỏ, các dạng năng lượng khác đang ở giai đoạn sơ khai. Để đảm bảo tăng trưởng GDP hàng năm 6-7%, sản lượng điện phải tăng hàng năm 10-13%. Dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu, Việt Nam đã cần ít nhất một nhà máy điện hạt nhân với công suất khoảng 2 Gigawatt. Tôi chắc chắn rằng, không phải vì lợi ích nhất thời mà vì lợi ích chiến lược, sớm hay muộn Việt Nam sẽ phải quay trở lại chương trình năng lượng hạt nhân, dựa vào sự hỗ trợ của các nước tiên tiến trong ngành này. Và theo thời gian, cả thế giới tất yếu sẽ phải chuyển dần khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng tự nhiên và đặt năng lượng hạt nhân lên hàng đầu. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Tất cả điều này đã được nói vào năm 2016. Gần sáu năm trôi qua. Liệu ý kiến ​​của những người ủng hộ chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam có được lắng nghe?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала