Như tác giả bài báo nhận xét, nhiều người nhận thức được rằng chỉ có một số ít người được hưởng lợi từ tình hình hiện tại, còn chính phủ nước này đang lợi dụng tình hình để áp đặt sự kiểm duyệt thậm chí còn lớn hơn, vượt trên cả tiêu chuẩn “chuẩn mực về chính trị” ở Mỹ. Kết quả là trong nước nổ ra một làn sóng phản kháng mạnh mẽ chưa từng có trong xã hội.
“Giới tinh hoa cầm quyền không thể thuyết phục được người dân rằng cần phải cứu các ngân hàng và tập đoàn. Không thể khiến mọi người tin rằng những ý tưởng về tự do và dân chủ phương Tây quan trọng hơn độ dày của ví tiền (hay chính xác hơn là độ mỏng của nó). Sẽ không còn khả năng thuyết phục rằng Putin, Orban, Lukashenko, Trump hay Giáo hoàng Francis là người có lỗi. Tất cả chúng ta đều thấy những người bị sa thải khỏi chỗ làm, những người đó ở ngay bên cạnh chúng ta”, - tác giả bài báo viết.
Nhà báo chắc chắn rằng mọi người đang ngày càng có thái độ hoài nghi đối với giới cầm quyền, cảm thấy rằng họ không đưa ra được bất cứ điều gì ngoài những câu khẩu hiệu. Người dân phản đối ngày càng quyết liệt hơn và phát ngôn ngày càng gay gắt hơn. Trong xã hội đã thấy có sự thay đổi về tâm trạng và mức độ cấp tiến của họ.
Ngôi nhà carton sụp đổ
“Một số lượng lớn người dân phải đối mặt với viễn cảnh bị sa thải hàng loạt và mất việc làm, đồng nghĩa với việc ngày càng tủi nhục. Đồng bào của chúng ta đang ngộp thở vì các khoản nợ. Trước mắt chúng ta những vấn đề của ngành công nghiệp khai thác và luyện kim đang bị kết thúc triệt để. Các doanh nghiệp nhỏ quy mô gia đình lần lượt sụp đổ. Các cửa hiệu đang quay trở lại với cuốn sổ bán hàng ghi thu chi hàng ngày. Kết quả là ngày càng có nhiều người đơn giản là sẽ bị tống ra đường”, - ông Lukasz Jastrzebski viết.
Như nhà báo Ba Lan kết luận, hệ thống hiện tại bắt đầu hấp hối và không biết điều này sẽ kéo dài bao lâu. Cũng cần hiểu rằng một cuộc khủng hoảng ở mức độ này sẽ kéo theo những làn sóng chống đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhận thức như vậy về thực trạng sẽ làm nảy sinh sự khôn ngoan, can đảm và hy vọng, bởi vì bước đột phá mà cuộc khủng hoảng mang lại có thể dẫn đến sự xuất hiện một nước Ba Lan bình đẳng và có chủ quyền hơn.
“Nhờ có nó (khủng hoảng) mà ngôi nhà bằng bìa carton được những người giàu có và có ảnh hưởng xây dựng nên một cách khéo léo có thể sụp đổ. Chúng ta phải sẵn sàng cho điều đó”, - ông Lukasz Jastrzebski tổng kết.