Về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, khẳng định:
“Việt Nam cho rằng của tất cả các bên, tất cả các nước cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế đặc biệt là UNCLOS 1982 và các quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, không làm gia tăng căng thẳng tại khu vực, đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
© Sputnik / Taras Ivanov
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng khẳng định một lần nữa có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền, quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước đó, ngày 7/6, Trung Quốc cho biết đã cảnh báo một máy bay quân sự của Úc rời đi sau khi máy bay này bị chiến đấu cơ của Bắc Kinh chặn trên Biển Đông vào ngày 26/5.
"Trung Quốc không bao giờ cho phép bất cứ nước nào vi phạm an ninh và chủ quyền của Trung Quốc nhân danh tự do đi lại, và gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định trên Biển Đông", Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra phản ứng.
Cơ quan này cảnh báo Úc nên ngừng các hoạt động khiêu khích và hạn chế hoạt động của hải quân, không quân nếu không muốn đối mặt với "hậu quả nghiêm trọng".
Trong khi đó, phía Úc xác nhận máy bay do thám P-8 của nước này bị chiến đấu cơ của Trung Quốc can thiệp nguy hiểm khi thực hiện hành trình do thám hàng hải trên không phận quốc tế. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles, máy bay của Trung Quốc bay rất gần phía trước chiếc P-8 và thả túi chứa các mảnh nhôm bay vào động cơ của chiếc máy bay do thám.
"Vụ can thiệp một cách nguy hiểm tạo ra mối đe dọa an toàn đối với máy bay P-8 và phi hành đoàn", Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố ngày 5-6 của Bộ Quốc phòng Úc.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết chính quyền của ông đã bày tỏ lo ngại với phía Trung Quốc qua nhiều kênh.