Theo tác giả bài báo, trái ngược với Berlin và Paris "tỏ ra thận trọng" trong giao tiếp với Kiev và cung cấp vũ khí, thì bằng hành động của mình, Washington và London lại nhấn mạnh sự cần thiết tất cả tham gia trong cuộc xung đột với Moskva. Jenkins yêu cầu Boris Johnson phải ngoại giao nhiều hơn, vì trong khủng hoảng, các quốc gia có thể chuyển từ đối đầu sang học thuyết răn đe, tương tự như các nguyên tắc tồn tại trong Chiến tranh Lạnh.
"Dù bất cứ giải quyết nào đạt được ở miền đông Ukraina, đó sẽ là thỏa hiệp. <...> Nếu Johnson cảm thấy không thể kêu gọi hòa bình, ít nhất ông ấy nên ngừng kêu gọi chiến tranh. Chương tiếp theo trong quan hệ của Nga với Ukraina nên được quyết định bởi hai quốc gia này", - nhà quan sát tóm tắt.
Đàm phán giữa Nga và Ukraina
Moskvavà Kievđã tiến hành đàm phán ngoại giao để giải quyết xung đột ngay từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, nhưng vào tháng 4, đối thoại đã bị gián đoạn. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, phía Ukrainađã tạm dừng tiến trình và không phản hồi các đề xuất của Nga về dự thảo hiệp ước. Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng chính quyền Kiev liên tục đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau: điều này không cho phép hiểu những gì họ muốn, kết quả là các cuộc đàm phán bị đóng băng.