Vụ Việt Á: Thế lực nào mà ghê gớm thế?
“Điều mà dư luận đặt câu hỏi là có thế lực nào đứng bên ngoài thao túng giúp Việt Á lộng hành không? Ở đây phải có sự thao túng nên mấy chục tỉnh, thành đều “dính” đến chuyện này. Đối tượng nào mà ghê gớm thế, “bắt tay” được với các quan chức ở bộ, ngành Trung ương và ở dưới thống nhất như vậy”, - ông Phạm Trọng Đạt nêu câu hỏi.
“Qua vụ việc cũng cho thấy, công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt những cán bộ này là có vấn đề. Cũng có ý kiến cho rằng trách nhiệm của những người giới thiệu, đề bạt những cán bộ này đến đâu?”, - ông Đạt thẳng thắn.
“Ăn cắp tiền”
“Tâm lý của kẻ phạm tội bao giờ cũng tìm mọi cách để tẩu tán tang vật ngày càng tinh vi hơn, đặc biệt là tài sản có giá trị, các đối tượng tìm cách để người khác đứng tên nên rất khó khăn trong việc thanh tra, điều tra, thu hồi. Khi phát hiện ra tội phạm thì tài sản đã bị tẩu tán, không dễ phát hiện”, - chuyên gia lưu ý.
Bây giờ quan chức tham nhũng có nhiều hình thức tinh vi
“Bây giờ quan chức tham nhũng có nhiều hình thức tinh vi, thường chuyển tài sản cho người thân, hoặc cho các đối tượng khác chứ họ không trực tiếp sử dụng. Có người có 4-5 cái nhà nhưng có đứng tên mình, vợ mình đâu, toàn lấy tên người thân. Mà người thân không thuộc đối tượng kê khai thì có ai có quyền kiểm tra họ”, - ông Đạt chỉ rõ.
“Đã là quan chức thì phải chấp nhận việc kê khai tài sản của bản thân, gia đình, kể cả người thân thích. Kê khai không chỉ đảm bảo công tác phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, mà còn là cơ sở để sau này kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Không chỉ vậy, điều này còn thể hiện ý thức của một đảng viên”, - ông Đạt nhấn mạnh.
Cần công bằng
“Tuy nhiên, pháp luật của chúng ta rất công minh và bảo đảm công bằng. Những vấn đề vi phạm pháp luật này là mang tính cá nhân, có trách nhiệm pháp lý cụ thể, rõ ràng, cá thể hóa trách nhiệm đối với mỗi cá nhân và một số tập thể”, - ông Nhưỡng nêu quan điểm trên Báo Chính phủ và khẳng định đây là điều rất đáng tiếc nhưng đó không phải là tất cả.
“Rõ ràng người vi phạm thì sẽ bị xử phạt nhưng không vì thế mà chúng ta 'vơ đũa cả nắm', đánh đồng tất cả các cán bộ nhân viên trong ngành”, - chuyên gia nói.
“Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, công nhân viên chức để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra”, - ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.