Scandal Việt Á: Có thế lực bên ngoài thao túng?

© Ảnh : Thắng QuangCục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2022
Đăng ký
Theo nguyên Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, từ vụ Việt Á có thể thấy đang có nhiều sơ hở khiến các đối tượng lợi dụng để trục lợi. Điều mà dư luận đặt câu hỏi là có thế lực nào đứng bên ngoài thao túng giúp Việt Á lộng hành không?
Bây giờ quan chức tham nhũng có nhiều hình thức tinh vi, do đó, việc kiểm soát và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có là đặc biệt quan trọng.

Vụ Việt Á: Thế lực nào mà ghê gớm thế?

Tại Việt Nam, “scandal” ngành y tế Việt Á không chỉ khiến dư luận đánh mất niềm tin vào tính minh bạch trong công tác đấu thầu vật tư y tế, mà còn ‘cuốn phăng’ hàng loạt quan chức cấp cao của đất nước “vào lò” – những người mà ban đầu đều được đánh giá là người tài của đất nước.
Cứ lâu lâu, người ta lại thấy từ khóa “Việt Á” lại được cơ quan điều tra, báo chí, các trang mạng xã hội nhắc đến. Nhiều quan chức đánh mất cả cuộc đời sự nghiệp “lừng lẫy” từ cấp địa phương, cục, vụ, tướng lĩnh trong Quân đội và mới đây nhất là 2 Ủy viên Trung ương Đảng – cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch Hà Nội, nguyên là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.
Đó đều là những cán bộ được ví như “tinh hoa của tinh hoa” trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Như Sputnik đề cập, tính đến thời điểm này đã có khoảng 60 người bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến các sai phạm trong vụ Việt Á. Có thể thấy, scandal này nổi lên là một trong các vụ án có số cán bộ bị vướng vào vòng lao lý nhiều nhất.
Cũng trong vụ án này, tính đến cuối tháng 3/2022, Bộ Công an cho biết đã tiến hành phong toả, kê biên, thu hồi tài sản bị can và các đối tượng liên quan vụ án với số tiền hơn 1.600 tỷ đồng. Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn đang tích cực đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh tại các bộ, ngành có liên quan.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2022
Scandal Việt Á: Việt Nam nói thẳng ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long “suy thoái đạo đức”
Bàn về vụ án, ông Phạm Trọng Đạt – nguyên Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ chia sẻ với VOV với quan điểm, trong vụ án Việt Á cần phải thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt, thất thoát. Ngoài ra, cần căn cứ vào hành vi vi phạm của các đối tượng để có hình thức xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe.
“Chỉ có như vậy mới lấy lại niềm tin của nhân dân”, - ông Đạt nói.
Theo vị chuyên gia, từ vụ Việt Á cho thấy, đang có nhiều sơ hở khiến các đối tượng lợi dụng để trục lợi. Trong bối cảnh cấp thiết lúc đó là làm sao nhanh chóng có kít xét nghiệm để phòng chống dịch, các đối tượng đã lợi dụng chính sách để tham nhũng.
Bộ kit xét nghiệm Covid -19 của Việt Á không phải là công trình nghiên cứu mà vẫn được “hô biến” thành sản phẩm được WHO công nhận, đẩy giá trên trời và cuối cùng được Bộ Y tế duyệt và chấp thuận. Ở đây cho thấy sự tham lam, trắng trợn và bất chấp đạo lý của một bộ phận cán bộ, theo quan điểm của nguyên Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ.

“Điều mà dư luận đặt câu hỏi là có thế lực nào đứng bên ngoài thao túng giúp Việt Á lộng hành không? Ở đây phải có sự thao túng nên mấy chục tỉnh, thành đều “dính” đến chuyện này. Đối tượng nào mà ghê gớm thế, “bắt tay” được với các quan chức ở bộ, ngành Trung ương và ở dưới thống nhất như vậy”, - ông Phạm Trọng Đạt nêu câu hỏi.

Bên cạnh đó, cũng theo kết luận của cơ quan Kiểm tra của Trung ương, trong vụ việc này, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số cán bộ lãnh đạo Bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2022
Cán bộ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ bị phát hiện nhận 2 tỷ tiền “hoa hồng” từ Công ty Việt Á

“Qua vụ việc cũng cho thấy, công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt những cán bộ này là có vấn đề. Cũng có ý kiến cho rằng trách nhiệm của những người giới thiệu, đề bạt những cán bộ này đến đâu?”, - ông Đạt thẳng thắn.

“Ăn cắp tiền”

Trả lời quan điểm cho rằng, tiền kiếm lợi được từ vụ Việt Á mà các đối tượng chia chác cho nhau thực chất là “ăn cắp của Nhà nước”, ông Phạm Trọng Đạt cho rằng, tiền, ngân sách của tập thể, doanh nghiệp xét cho cùng vẫn là ngân sách Nhà nước. Bây giờ chiếm đoạt, làm thất thoát tiền của Nhà nước thì phải bị thu hồi. Các đối tượng này cần phải tự giác nộp lại. Bên cạnh việc thu hồi triệt để tài sản đã bị chiếm đoạt, thất thoát, vẫn phải xử lý nghiêm sai phạm của những đối tượng liên quan, nhất là đối với quan chức cần phải xử lý thật nặng, đồng thời có chính sách khoan hồng để doanh nghiệp khắc phục số tiền đã trục lợi.
Nguyên Cục trưởng Cục chống tham nhũng khẳng định, nguyên tắc của vụ án kinh tế là tài sản đã bị chiếm đoạt, thất thoát thì bằng mọi cách phải thu hồi lại. Bản chất của Nhà nước Việt Nam rất nhân văn đó là nếu bị can, bị cáo chủ động khắc phục hậu quả thì sẽ được xem xét giảm án.
Trà Vinh: Khởi tố vụ án, bắt tạm giam 4 bị can vi phạm quy định về đấu thầu liên quan Công ty Việt Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Đại dịch COVID-19
Scandal Việt Á rất phức tạp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cũng mua kit test made in Vietnam
“Như trường hợp ông Nguyễn Bắc Son thoát án tử khi đã nộp đủ 66 tỷ đồng tiền tham nhũng ngay khi tòa đang xử, nhờ đó, ông ta được tòa tuyên án chung thân”, - ông Đạt dẫn chứng.
Đối với thực tế nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng gây thiệt hại lớn cho Nhà nước nhưng mới thu hồi được những khoản tiền bồi thường “nhỏ giọt”, ông Đạt cho hay, mặc dù tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã tăng lên qua từng năm, song nhìn chung tỷ lệ này là khá thấp so với thực tế số tài sản đã bị thất thoát, chiếm đoạt.
Lý giải nguyên nhân, ông Đạt cho rằng, có nhiều yếu tố đến việc thu hồi tài sản chưa đạt như mong muốn. Về mặt khách quan, do pháp luật vẫn còn một số quy định còn chồng chéo, chưa đồng nhất với nhau để các cơ quan chức năng vận dụng. Công tác quản lý tài sản như tiền, đất đai, nhà cửa...còn nhiều sơ hở nên tội phạm dễ lợi dụng để tham nhũng.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến nghiệp vụ phòng, chống tham nhũng nói chung, đặc biệt là công tác thu hồi tài sản từ thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử có lúc, có chỗ chưa thực sự chặt chẽ, sự thống nhất chưa được cao trên cơ sở pháp luật. Tiếp đó, việc kê khai tài sản mặc dù đã có tiến bộ nhưng vẫn mang tính chất phòng ngừa, cảnh báo là chính, chưa giúp được nhiều trong việc phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng. Nhất là khâu xác minh, xử lý tài sản bất minh, không rõ nguồn gốc còn lúng túng.
Nhà tù. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Bê bối Việt Á, bắt ông Nguyễn Huỳnh, cựu thư ký của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long

“Tâm lý của kẻ phạm tội bao giờ cũng tìm mọi cách để tẩu tán tang vật ngày càng tinh vi hơn, đặc biệt là tài sản có giá trị, các đối tượng tìm cách để người khác đứng tên nên rất khó khăn trong việc thanh tra, điều tra, thu hồi. Khi phát hiện ra tội phạm thì tài sản đã bị tẩu tán, không dễ phát hiện”, - chuyên gia lưu ý.

Bây giờ quan chức tham nhũng có nhiều hình thức tinh vi

Về giải pháp, theo ông Đạt, kể từ khi còn là Cục trưởng Cục chống tham nhũng, ông đã từng kiến nghị ngoài việc kiên quyết đấu tranh xử lý tội phạm thì phải sửa luật, căn cứ vào các vấn đề thực tế, để làm sao giám sát được để đối tượng không thể tham nhũng. Có nghĩa hành lang pháp lý phải thật dày, chặt chẽ, thống nhất với nhau, không sơ hở thì không thể tham nhũng được. Cùng với đó, các cơ quan có chức năng chống tham nhũng phải kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng. Trong trường hợp đặc biệt cần có cách xử lý đặc biệt, thì mới nhanh chóng thu hồi được tài sản.
Đặc biệt, nên thành lâp cơ chế, quy định thành luật để khuyến khích những đối tượng phạm tội sớm khắc hậu quả, đền bù thiệt hại để được hưởng những chính sách khoan hồng cụ thể.
Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc CDC Đắk Lắk và các thuộc cấp liên quan đến vụ Việt Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2022
Vụ Việt Á: Lãnh đạo được gì sau 3 tỉ trao tay?

“Bây giờ quan chức tham nhũng có nhiều hình thức tinh vi, thường chuyển tài sản cho người thân, hoặc cho các đối tượng khác chứ họ không trực tiếp sử dụng. Có người có 4-5 cái nhà nhưng có đứng tên mình, vợ mình đâu, toàn lấy tên người thân. Mà người thân không thuộc đối tượng kê khai thì có ai có quyền kiểm tra họ”, - ông Đạt chỉ rõ.

Vừa qua, theo chuyên gia, dù Việt Nam đã có tiến bộ quy định kê khai tài sản của người thân là vợ/chồng, con chưa thành niên, nhưng theo ông Phạm Trọng Đạt, những người thân khác như bố mẹ, anh chị em ruột cũng phải kê khai. Đến khi có vấn đề phải chứng minh tài sản của quan chức có nguồn gốc từ đâu thì mới xử lý được.

“Đã là quan chức thì phải chấp nhận việc kê khai tài sản của bản thân, gia đình, kể cả người thân thích. Kê khai không chỉ đảm bảo công tác phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, mà còn là cơ sở để sau này kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Không chỉ vậy, điều này còn thể hiện ý thức của một đảng viên”, - ông Đạt nhấn mạnh.

Cần công bằng

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội chia sẻ, mới đây một số lãnh đạo và cán bộ ngành y vướng vào vấn đề pháp lý, nhiều trung tâm kiểm soát bệnh tật của các địa phương có liên quan đến vấn đề kit test với công ty Việt Á.
Theo ông Nhưỡng, đây là những tổn thất lớn của ngành y tế và đất nước, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác của ngành y tế nói chung và các trung tâm kiểm soát bệnh tật của các địa phương nói riêng.

“Tuy nhiên, pháp luật của chúng ta rất công minh và bảo đảm công bằng. Những vấn đề vi phạm pháp luật này là mang tính cá nhân, có trách nhiệm pháp lý cụ thể, rõ ràng, cá thể hóa trách nhiệm đối với mỗi cá nhân và một số tập thể”, - ông Nhưỡng nêu quan điểm trên Báo Chính phủ và khẳng định đây là điều rất đáng tiếc nhưng đó không phải là tất cả.

Theo ông Nhưỡng, chúng ta cần phải hết sức công bằng trong việc đánh giá đối với lực lượng bác sĩ, điều dưỡng, công nhân viên chức… của ngành y tế.
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Điều gì đằng sau cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?

“Rõ ràng người vi phạm thì sẽ bị xử phạt nhưng không vì thế mà chúng ta 'vơ đũa cả nắm', đánh đồng tất cả các cán bộ nhân viên trong ngành”, - chuyên gia nói.

Bàn về giải pháp đối với ngành Y trong hoàn cảnh hiện nay, theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đầu tiên, các cơ quan Trung ương, trước tiên là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các địa phương cần động viên cán bộ, công nhân viên chức của ngành y, nhằm ổn định tâm lý, công việc để thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch của ngành y nói chung cũng như của các cơ sở khám chữa bệnh nói riêng.
Tiếp đó, cần khẩn trương củng cố, kiện toàn bộ máy. Trước hết là các vị trí quan trọng của Bộ Y tế và lãnh đạo của các Trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương. Đồng thời, tất cả các hoạt động khám chữa bệnh cần diễn ra bình thường, công tác chống dịch tiếp tục được triển khai. Muốn vậy, chúng ta phải quan tâm, bảo đảm các điều kiện hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh cũng như điều kiện làm việc của các bác sĩ, điều dưỡng…

“Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, công nhân viên chức để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra”, - ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала