"Nông dân chuyển sang sản xuất lúa mì và đậu tương bởi mức giá thế giớivới các loại nông sản này đang tăng cao", - đại diện Bộ chủ quản cho biết, lưu ý đến nhu cầu cao đối với các loại cây trồng này ở chính Nhật Bản.
Theo dữ liệu của tờ báo, 37 trong số 47 tỉnh của cả nước Nhật Bản sẽ cắt giảm diện tích trồng lúa.
Cần lưu ý rằng hiện nay 80% lúa mì và 90% đậu nành cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người Nhật là hàng nhập khẩu, và mức giá đã tăng mạnh do cuộc khủng hoảng Ukraina.
Ngược lại, kể từ năm 1962 nhu cầu và giá gạo ở Nhật Bản có xu hướng giảm khi trong cư dân thịnh hành lối sống đa dạng hóa và số dân giảm xuống, - tờ báo phẩm cho biết.
Liên Hợp Quốc đã nhiều lần tuyên bố về mối đe dọa khủng hoảng lương thực do tình trạng thiếu ngũ cốc. Các nước phương Tây tố Nga ngăn chặn việc cung cấp ngũ cốc từ Ukraina ra thị trường thế giới. Matxcơva kiên quyết phản bác cáo buộc đó.
Lệnh trừng phạt chống Nga và nạn đói
Các nước phương Tây tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Các biện pháp hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, châu Âu và Hoa Kỳ phải đối mặt với việc giá ngũ cốc tăng mạnh. Cụ thể, vào tháng 3, giá lúa mì trên sàn chứng khoán ở Chicago đã tăng lên mức tối đa trong gần 14 năm, ngô đạt kỷ lục về giá trong vòng 9 năm trở lại đây.
Theo phát ngôn viên Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc Thomson Peary, tình hình ở Ukraina có thể dẫn đến nạn đói toàn cầu. Ông lưu ý rằng lưu vực Biển Đen là một trong những khu vực quan trọng nhất để sản xuất ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp, Ukraina và Nga chiếm 30% lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới, 20% lượng ngô xuất khẩu và 76% nguồn cung hướng dương, vì vậy bất kỳ sự gián đoạn trong sản xuất hoặc nguồn cung đều có nguy cơ đẩy tăng giá.