Nguy cơ khủng hoảng năng lượng đang đe dọa Việt Nam?

Giá dầu tiếp tục tăng mạnh và giá xăng tiếp tục lập kỷ lục mới. Tình hình có thể được coi là ổn định đến mức nào không chỉ đối với các sản phẩm xăng dầu mà còn đối với toàn bộ ngành năng lượng?
Sputnik
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam.

Những nguồn năng lượng chính của Việt Nam

Giá các mặt hàng xăng dầu có xu hướng tăng là hệ quả tự nhiên của nhiều yếu tố. Ông Vladimir Mazyrin cho rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam điều tiết một phần giá xăng dầu, nhưng, mức giá vẫn tuân theo quy luật kinh tế thị trường, và những đề xuất cung cấp xăng dầu giá rẻ từ Malaysia khó có thể có tác động đáng kể.
Việt Nam có hai nhà máy lọc dầu đang hoạt động và một nhà máy đang được xây dựng. Tính tổng cộng, các nhà máy này có thể chế biến khoảng 26 triệu tấn dầu. Nhưng, tất cả các nhà máy này đều chế biến dầu thô nhập khẩu bởi vì nó thích hợp hơn để chế biến thành xăng, không giống như dầu thô khai thác ở Việt Nam.

“Việt Nam xuất khẩu toàn bộ lượng dầu thô được khai thác tong nước. Về mặt kỹ thuật, dầu khai thác ở các mỏ của Việt Nam không thể tung ra thị trường nội địa, vì Việt Nam không có đường ống dẫn dầu và dầu thô Việt Namk có độ nhớt cao và chỉ đơn giản là không chảy. Nó có giá trị cao trong ngành hóa dầu, nhưng không phù hợp để chế biến thành xăng tại các nhà máy của Việt Nam”, - chuyên gia Vladimir Mazyrin giải thích cho nghịch lý này.

Hơn nữa, chủ đề này liên quan trực tiếp đến an ninh năng lượng, vì chi phí năng lượng đang tăng đều đặn trên khắp thế giới, và do đó, Việt Nam có thể rơi vào tình trạng thiếu điện:

“Nói về tổng công suất các nguồn điện, các sản phẩm dầu không đóng bất kỳ vai trò nào ở đây. Các nhà máy thủy điện cung cấp 43% sản lượng điện, các nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp cung cấp 23%, và các nhà máy điện diesel chỉ chiếm 0,22%. Theo dữ liệu mới nhất, đóng góp của năng lượng tái tạo được gọi là "năng lượng xanh" đối với cung cấp điện cho Việt Nam lả 10%”, - ông Vladimir Mazyrin nói.

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia điện hạt nhân?
Việt Nam chỉ đáp ứng được 75-80% nhu cầu nên buộc phải nhập khẩu điện. Điều này là do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (6-7% hàng năm trước đại dịch), nhưng không đủ tăng trưởng năng lượng. Cùng với lĩnh vực công nghiệp, nhu cầu sử dụng điện của người dân cũng ngày càng tăng, điều đó tạo thêm gánh nặng cho lưới điện. Có chú ý đến ý định của Việt Nam nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 11.000-12.000 USD đến 2030, mức tiêu thụ năng lượng dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng.

Cuộc khủng hoảng và sự hỗ trợ của Nga

Các vấn đề năng lượng cũng xuất phát từ ý muốn phát triển "nền kinh tế xanh" quá mức. Việt Nam đã cắt giảm mạnh sản lượng than đá, từ chối xây dựng các nhà máy thủy điện và nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu không có chúng thì không thể đảm bảo an ninh năng lượng, ít nhất là ở giai đoạn này. Ví dụ, nếu vào năm 2016 Việt Nam không dừng thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, thì tình hình hiện nay là hoàn toàn khác.
“Chúng tôi đã đưa ra những điều kiện thuận lợi nhất, nhưng, có điều gì đó không phù hợp với phía Việt Nam, và dự án đã bị đóng băng do lo ngại về sự cố tương tự như Fukushima và do tình cảm của công chúng. Ngay cả nếu Việt Nam “suy nghĩ lại” về dự án điện hạt nhân, thật khó để nói chúng tôi sẽ quay trở lại dự án này với những điều kiện nào”, - chuyên gia gợi ý.
Cuộc khủng hoảng năng lượng chưa đến, nhưng các nguồn năng lượng tiếp tục tăng giá, và sản xuất năng lượng không theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng. Năng lượng xanh vẫn còn một chặng đường dài nữa, vì thế ngay bây giờ cần phải tìm kiếm cách thoát khỏi tình trạng này.
“Nga đã giảm mạnh khối lượng các sản phẩm dầu trong thương mại. Trước đây các sản phẩm dầu đã chiếm 50%, bây giờ có lẽ là hơn 10% một chút. Về mặt kỹ thuật, dầu mỏ của chúng tôi có thể giúp Việt Nam giải quyết một phần vấn đề này, nhưng, chỉ trên nguyên tắc có đi có lại”, - ông Mazyrin trả lời câu hỏi về sự hỗ trợ có thể từ Nga.
“Xét cho cùng, Việt Nam cũng có thể giúp chúng tôi, chẳng hạn, với chip bán dẫn vì chúng tôi đã mất hoàn toàn nguồn cung cấp chip”.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, hội nhập kinh tế thế giới, nhưng, mặt trái của quá trình này là nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên nhạy cảm với những cú sốc và khủng hoảng toàn cầu.
Chuyên gia Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho rằng, Việt Nam có đủ “tiềm năng kinh tế”, nhưng cần phải giải quyết những vấn đề cấp bách ngay từ bây giờ. Các vấn đề năng lượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với kinh tế mà còn dẫn đến các vấn đề khác. Chuyên gia Mazyrin chắc chắn rằng, Nga là giải pháp rõ ràng nhất để ổn định tình hình năng lượng, nhưng, để có như vậy cần phải thực hiện một số bước nhất định, nếu không tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn trong tương lai gần.
Thảo luận