ASEAN nắm bắt cơ hội để củng cố đoàn kết, thống nhất của hiệp hội

Campuchia đang phớt lờ lời kêu gọi từ các nhà hoạt động nhân quyền trong khu vực và quốc tế không mời Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar tham dự sự kiện cấp cao của ASEAN. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và Campuchia định hình lập trường chung của họ đối với Myanmar. Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được hòa giải chính trị ở Myanmar.
Sputnik
ASEAN quan tâm đến việc tăng cường các mối liên hệ quân sự với Trung Quốc. Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN sẽ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng. Hôm thứ Hai, báo Khmer Times đưa tin này dẫn lời Đại tướng Nem Sowath, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Chính sách và Đối ngoại Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia. Campuchia là Chủ tịch ASEAN 2022, và cuộc họp cấp bộ trưởng sẽ được tổ chức vào thứ Tư tại Phnom Penh. Cuộc đàm phán với Bộ trưởng Trung Quốc sẽ được tổ chức thông qua liên kết video.
Tư cách thành viên ASEAN của Myanmar: chấm dứt hay duy trì?
Đại tướng Nem Sowath cũng cho biết rằng, Campuchia đã mời tất cả các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, bao gồm cả Myanmar, tham dự cuộc họp. Ông lưu ý rằng, Campuchia, với tư cách là chủ tịch ASEAN, đã đảm bảo được sự đồng thuận của 8 nước trong hiệp hội về vấn đề này.
Campuchia với tư cách Chủ tịch ASEAN 2022 có quyền thông qua quyết định mời đại diện nào của Myanmar tham dự sự kiện cấp cao của ASEAN, - chuyên gia Zhou Rong từ Đại học Nhân dân Trung Quốc nói với Sputnik.
Campuchia đã phớt lờ yêu cầu của phe đối lập Myanmar, cũng như các tổ chức nhân quyền khu vực và quốc tế, không mời Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo. Tờ báo Irrawaddy của Myanmar trước đó đưa tin rằng, yêu cầu này được nêu trong một bức thư có chữ ký của 677 nhà hoạt động nhân quyền. Ấn phẩm nhắc nhở về việc, trước đó ASEAN đã trừng phạt chế độ quân sự Myanmar bằng cách không mời các nhà lãnh đạo quân sự tham dự các hội nghị cấp cao trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Nga tố cáo NATO đang cố gắng chia rẽ ASEAN
Trong khi đó, Campuchia - Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2022 - đang cố gắng gia tăng tiếp xúc với các nhà chức trách quân sự của Myanmar, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự đoàn kết, thống nhất trong hiệp hội. Campuchia khá kiên trì về vấn đề này, bất chấp việc bộ trưởng quốc phòng Myanmar đang chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ, Anh, EU, Canada và New Zealand. Đồng thời, trong hiệp hội ASEAN đã nảy sinh những bất đồng. Một số quốc gia, chẳng hạn như Malaysia, đang thúc đẩy ASEAN tiếp xúc tích cực hơn với phe đối lập "Chính phủ Đoàn kết Quốc gia" (NUG) của Myanmar, thay vì chính quyền quân sự của quốc gia đó.

Ảnh hưởng của phương Tây

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu Phương Đông (Viện Hàm lâm Khoa học Nga), lưu ý rằng, lần này Singapore có thể phản đối mời vị tướng Myanmar dự cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 22/6:

“Rõ ràng là lập trường của Singapore đối với Myanmar và các sự kiện xung quanh Ukraina chịu ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây. Chính về hai vấn đề này, phương Tây đang cố gắng chia rẽ ASEAN, thúc giục các thành viên hiệp hội không công nhận chính quyền quân sự Myanmar. Những nỗ lực của phương Tây lôi kéo Thái Lan và Indonesia vào trò chơi này đều thất bại. Người Thái không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar, đặc biệt là vì theo truyền thống Thái Lan có mối quan hệ quân sự khá tốt với các tướng lĩnh của quốc gia này. Indonesia có thể ủng hộ việc mời vị tướng Myanmar tham dự cuộc họp."

Hội nghị SOM ASEAN+3 được diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

"Thời gian gần đây, vai trò độc lập của Indonesia trong các vấn đề chính trị và kinh tế của ASEAN đã tăng lên đáng kể. Campuchia có mối quan hệ rất thân thiết với Trung Quốc. Xét theo mọi việc, ảnh hưởng của Trung Quốc đang thúc đẩy Phnom Penh gia tăng những nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Campuchia đang cố gắng đóng vai trò hòa giải trong ASEAN và tìm cơ hội đạt được sự đồng thuận với lãnh đạo quân sự của Myanmar. Ở đây nói không chỉ về mối quan hệ giữa người Khme và người Myanmar, mà chủ yếu về việc bảo vệ sự thống nhất của ASEAN. Phương Tây đang thúc đẩy ASEAN từ bỏ sự đồng thuận trong quá trình giải quyết tình hình ở Myanmar và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của khối này. Điều này rất nguy hiểm và không phục vụ lợi ích của ASEAN”.

Đặc phái viên ASEAN, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn sẽ có chuyến công du trong hai ngày tới Myanmar vào ngày 29-30/6. Đây sẽ là chuyến công du thứ hai của ông kể từ khi ông đảm nhận vị trí này vào đầu năm nay. Đặc phái viên dự kiến ​​sẽ tiếp tục các nỗ lực để ép buộc chính quyền quân sự tuân thủ Đồng thuận 5 điểm của ASEAN (5PC) đã nhất trí với Myanmar vào năm ngoái. Không loại trừ khả năng chính quyền Myanmar sẽ cho phép ông Prak Sokhonn gặp các đại diện của phe đối lập mà trước đây ông không thể gặp được. Do đó, việc mời Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng tại Phnom Penh sẽ giúp tạo bầu không khí thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc sắp tới của ASEAN với Myanmar.
Thảo luận