Đông Nam Á có thể tránh được xu thế lạm phát chung bởi du lịch và xuất khẩu đang khởi sắc

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, giá nhiên liệu và lương thực nhảy vọt kỷ lục, còn lãi suất cao đang đẩy tăng nguy cơ lạm phát đình trệ, nhưng chí ít trên thế giới vẫn có khu vực đủ khả năng tránh được viễn cảnh suy thoái tồi tệ nhất. Theo Financial Times, đó là Đông Nam Á.
Sputnik
Các nhà đầu tư trên khắp thế giới đang bán cổ phiếu trong sự chờ đợi nâng cao phần trăm lãi suất và cuộc suy thoái tiềm ẩn. ​​Tuần trước Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến với nỗ lực kiềm chế giá, trong khi chiến lược của Trung Quốc về đấu tranh chống Covid đã kéo theo hạ thấp nhu cầu ở nền kinh tế có tầm vóc lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, có vẻ là nhiều khả năng Đông Nam Á sẽ tránh được lạm phát và cắt giảm sản lượng. Tại bốn trong sáu nền kinh tế lớn nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tổng sản phẩm quốc nội đang tăng nhanh hơn lạm phát, như kết quả phân tích của Financial Times dựa trên dữ liệu của các Chính phủ cho thấy.

Kinh tế đang phục hồi

Tại những nước này - Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines - nền kinh tế đang phục hồi, trong chừng mực dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát nhập cảnh nghiêm ngặt gắn với đại dịch và du lịch bắt đầu sôi động với những khách sạn hết chỗ trống tại các điểm nóng du lịch từ Vịnh Hạ Long cho đến Bali.
Mỹ đang thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng quân sự ở Đông Nam Á

''Những gì quý vị quan sát thấy ở Đông Nam Á lúc này là sự phục hồi của ngành du lịch: các điều kiện để tăng trưởng rất mạnh và chắc hẳn yếu tố này có thể sẽ tiếp tục bảo lưu trong nửa cuối năm nay'', - ông Frederic Neumann, trưởng chuyên gia kinh tế về khu vực châu Á của HSBC cho biết.

''Ở đây người ta không nói nhiều về lạm phát đình trệ. Một trong những đặc điểm nổi bật là các nước Đông Nam Á coi COVID-19 là loại đặc hữu và thực sự tiến lên phía trước bằng cách nới lỏng các hạn chế và mở cửa nền kinh tế của mình'', - ông Khoon Goh đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại ANZ ở Singapore nêu nhận xét.

Chỉ ở Thái Lan và Singapore, lạm phát tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội. Nền kinh tế Thái Lan đang hồi sức, nhưng lạm phát gia tăng làm giảm nhu cầu tiêu dùng, trong khi đó tháng trước Singapore tuyên bố rằng đà phục hồi của họ đang bị chậm lại do ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành ở Ukraina và tình trạng phong toả cách ly chống dịch Covid ở Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại hàng đầu của quốc đảo Sư tử.

«Hiệu ứng cơ bản»

Trong toàn khu vực, những chỉ số tích cực phần nào phản ánh «hiệu ứng cơ bản» của sự phục hồi sau thời đoạn suy thoái kinh tế sâu sắc trong đại dịch.
Tại Philippines, đất nước hứng chịu một trong những đợt suy thoái kinh tế nặng nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực sau khi áp đặt các hạn chế nghiêm khắc để kiềm chế COVID-19, GDP đã tăng 8,3% trong quý I, nhờ vào sự phục hồi của tiêu dùng.
Việt Nam dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch ở Đông Nam Á
Nhưng nền kinh tế của các nước Đông Nam Á cũng thể hiện động lực mạnh mẽ trong sản xuất, bao gồm cả xuất khẩu tăng trưởng vững vàng. Giá cao về các mặt hàng lương thực, nhiên liệu đã mang lại lợi ích cho các quốc gia xuất khẩu với số lượng lớn, cho dù đó là dầu cọ (như Indonesia và Malaysia), cao su (Thái Lan và Malaysia) hay than đá (Indonesia).
Các nước Đông Nam Á cũng có thể được hưởng lợi từ sự chuyển đổi sản xuất khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ ở bên ngoài Trung Quốc. Ví dụ, Apple đang dời chuyển một số khâu sản xuất iPad và iPhone sang Việt Nam.

''Việc Việt Nam tăng tốc hoạt động sản xuất phản ánh khả năng của nước này bù đắp phần nào thiệt hại về sản xuất ở Trung Quốc do gián đoạn chuỗi cung ứng từ mức zero do COVID-19, nhất là trên bình diện hàng điện tử, dệt may và da giày'', - ông Trinh Nguyen, chuyên gia kinh tế cao cấp về các nước châu Á mới nổi tại Natixis Bank đánh giá.

Tình hình đang trong tầm kiểm soát

Trong khi nền kinh tế các nước ASEAN nhìn chung phô trương những chỉ số đẹp, thì một vài nền kinh tế lại hoá ra dễ bị tổn thương hơn cùng với xu thế xấu đi trên toàn cầu. Ví dụ, Philippines phụ thuộc một phần vào nhập khẩu gạo, loại sản phẩm dinh dưỡng chính và là nước nhập khẩu ròng lương thực và nhiên liệu. Do đó, nước này không được hưởng lợi từ những điều khoản thương mại đã cải thiện như các nhà xuất khẩu thực phẩm và nhiên liệu Thái Lan và Singapore.
Tại sao các nước Đông Nam Á không tin Trung Quốc?
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các chính trị gia của khu vực đang xúc tiến những biện pháp về kiểm soát giá cả, động thái có thể xoa dịu cú sốc do lạm phát. Ông Ferdinand Marcos Jr., tân Tổng thống Philippines sẽ nhậm chức vào cuối tháng, đã hứa trong chiến dịch vận động tranh cử rằng hạ giá gạo bằng cách áp đặt hạn chế với ngũ cốc.

''Ở Đông Nam Á, một số mức giá đang được kiểm soát - ví dụ, đối với xăng ở Malaysia và Indonesia - và điều đó giúp kiềm chế lạm phát chung. Chúng tôi không nhận thấy lạm phát tăng đột biến như ở Hoa Kỳ hay châu Âu'', - chuyên gia Khoon Goh từ ANZ thông báo.

Thảo luận