Indonesia xác nhận Tổng thống Widodo sẽ tới thăm Nga và Ukraina

Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi cho biết nhà lãnh đạo Indonesia sẽ đi thăm hai nước Nga và Ukraina "trên tinh thần hòa bình", The Diplomat viết.
Sputnik

Chuyến thăm sẽ diễn ra

Chính phủ Indonesia xác nhận thông tin trước đó rằng Tổng thống Joko Widodo sẽ thăm Ukraina và Nga vào tuần tới để tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột đang diễn ra, đây là chuyến thăm như vậy đầu tiên của nhà lãnh đạo châu Á.
Ngoại trưởng Retno Marsudi cho biết ông Joko Widodo sẽ tới Kiev và Moskva sau khi tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức từ ngày 26-28 tháng 6 và sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky và Tổng thống Vladimir Putin, The Diplomat lưu ý.

"Tổng thống thông cảm với cuộc khủng hoảng nhân đạo, sẽ cố gắng làm phần việc của mình để khắc phục cuộc khủng hoảng lương thực và hậu quả của nó đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và có thu nhập thấp" - Ngoại trưởng Retno Marsudi cho biết tại cuộc họp báo, theo Reuters.

Tổng thống Indonesia sẽ thăm Đức, Nga và Ukraina
Bà nói thêm: "Và ông ấy sẽ tiếp tục tập trung nhấn mạnh vào tinh thần hòa bình."
Bà Retno không nói rõ chủ đề cuộc đàm phán với Putin và Zelensky, hay ngày cụ thể sẽ diễn ra đàm phán. Trước đó, Sputnik viết rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia và Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 30/6. Một quan chức chính phủ Indonesia, được The Jakarta Post dẫn lời ngày 20/6, cho biết mục đích chuyến đi là "thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin dừng chiến dịch đặc biệt, cùng với những điều khác, cho phép Ukraina xuất khẩu lúa mì cần thiết ra khắp thế giới."
Trong tình hình thế giới căng thẳng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ có chuyến thăm không chỉ với tư cách là Tổng thống của quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, mà còn với tư cách là Chủ tịch của khối kinh tế G20 trong năm nay. Tư cách thành viên của Nga trong nhóm đe dọa làm lu mờ chức chủ tịch G20 của Indonesia, vốn dựa trên chủ đề phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
The Diplomat lưu ý rằng các nước phương Tây đe dọa tẩy chay cuộc gặp của G20, kể cả hội nghị thượng đỉnh tháng 11 ở Bali, nếu Putin được phép tham dự. Một số người cho rằng Nga nên bị loại hoàn toàn, ra khỏi G20, giống như nước này đã bị loại khỏi G7 sau khi Crưm sáp nhập với Nga năm 2014.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ngoại trưởng Indonesia: Tình hình ở Ukraina là triệu chứng của những vấn đề nghiêm trọng
Indonesia đã cố gắng tránh đứng về bên nào trong cuộc xung đột, cam kết sẽ tập trung vai trò chủ tịch vào các vấn đề kinh tế truyền thống, là trọng tâm của G20, và từ chối rút lại lời mời Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh Bali. Để cân bằng vị thế của mình và giảm bớt sự chỉ trích của phương Tây, nhà lãnh đạo Indonesia cũng đã mở rộng lời mời Zelensky tham dự, trực tiếp hoặc (nhiều khả năng) thông qua liên kết video.

Nỗ lực đã được thực hiện

Mối đe dọa về sự đổ vỡ đối với G20 ít nhất giải thích một phần vai trò của Joko Widodo trong việc hòa giải xung đột quốc tế, điều mà ông thường tránh trong suốt 8 năm cầm quyền. Liệu ông Joko Widodo có thể thuyết phục Putin từ bỏ đòn bẩy chính của ông với phương Tây - khả năng gây ra tình trạng thiếu lương thực toàn cầu của ông - vẫn còn phải xem xét, nhưng The Diplomat lưu ý rằng nhà lãnh đạo Indonesia nên được ghi công vì đã thực hiện nỗ lực này.
Thảo luận