Theo der Leyen, G20 quá quan trọng để có thể bị tê liệt do một cuộc tẩy chay. Đồng thời, bà lưu ý rằng sẽ không còn có thể tiến hành công việc với Nga như bình thường.
Trước đó, Mỹ đã tuyên bố tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G20 nếu Nga tham gia. Cựu phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki xác nhận Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ tẩy chay một số cuộc họp. Các quan chức Nga được cho là sẽ tham dự cuộc họp từ xa.
Hội nghị thượng đỉnh mùa thu của G20 sẽ được tổ chức vào ngày 15-16 tháng 11 tại Bali.
Hoa Kỳ muốn loại Nga khỏi G20
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Washington ủng hộ việc loại Nga khỏi G20. Theo ông, phía Mỹ sẽ ủng hộ điều này, ngay cả khi thiếu sự hỗ trợ đối với một quyết định như vậy từ tất cả các thành viên của tổ chức. Ngoài ra, ông Biden cũng kêu gọi mời Ukraina thế chỗ Nga để tham gia hội nghị thượng đỉnh trong tương lai.
Không phải tất cả đều chia sẻ quan điểm của Hoa Kỳ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin lưu ý Moskva là một phần quan trọng của G20.
"Không thành viên nào của G20 có quyền tước tư cách thành viên của một quốc gia khác", - ông nhắc lại.
Hãng tin AP chỉ ra tư cách thành viên của Nga trong G20 vẫn không thể lay chuyển, bất chấp chiến dịch đặc biệt ở Ukraina. Đặc biệt, các quốc gia như Trung Quốc, Brazil và Nam Phi đã nói rõ sẽ ủng hộ Moskva. Và để loại trừ Nga, cần có sự đồng thuận của tất cả các nước, họ lưu ý ở đó.