"Những người chơi chính được xác định": ai sẽ xác lập trật tự thế giới mới
Iran và Argentina đã nộp đơn đăng ký trở thành thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
SputnikMatxcơva đã giải thích rằng, Nga không chống lại việc mở rộng tổ chức này, nhưng đồng thời đề xuất trước hết cần xác định thủ tục và yêu cầu đối với các nước có thể trở thành ứng cử viên. Lần gần đây nhất một thành viên mới - Cộng hòa Nam Phi - đã gia nhập BRICS cách đây 11 năm. Các chuyên gia cho rằng, trong tương lai BRICS có thể kết nạp thêm 10 quốc gia.
"Đây là một bước đột phá"
“Trong khi Nhà Trắng mải suy nghĩ còn ngắt, cấm và phá thêm được những gì trên thế giới nữa, thì Argentina và Iran đã nộp đơn xin gia nhập BRICS”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên kênh Telegram cá nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh lưu ý rằng, tổ chức này hoạt động dựa trên một cơ chế rất sáng tạo và bày tỏ hy vọng rằng việc Tehran gia nhập BRICS sẽ mang lại "lợi ích bổ sung" cho tất cả mọi người.
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez cho biết: "Chúng tôi mong muốn trở thành thành viên đầy đủ của nhóm các quốc gia này. <...> Argentina là nhà cung cấp thực phẩm an toàn và có trách nhiệm, đồng thời là một nước được công nhận trong lĩnh vực công nghệ sinh học và hậu cần ứng dụng".
Các thành viên của nhóm này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. BRICS hiện chiếm khoảng 30% diện tích thế giới, đại diện cho hơn 40% dân số toàn cầu.
Theo Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov, việc hai nước gia nhập BRICS sẽ khiến tổ chức này trở thành đối trọng với G7.
“Tất nhiên, việc Argentina và Iran gia nhập BRICS là một bước đột phá, vì nó không chỉ làm suy yếu nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga, mà còn mở rộng đáng kể khả năng của một tổ chức kinh tế và chính trị chính của bộ phận thế giới không thuộc phương Tây”, - ông Pushkov viết trên kênh Telegram cá nhân.
Còn có mười ứng cử viên tiềm năng
Các thành viên BRICS đều là các quốc gia đang phát triển. Các chuyên gia gợi ý rằng, ngoài Iran và Argentina còn có một số nước có ý định gia nhập BRICS.
"Đây là các quốc gia tập trung vào hợp tác với Trung Quốc và ngày càng ít hướng tới phương Tây: Mexico, Algeria, Venezuela, Philippines, Indonesia, Malaysia", - nhà kinh tế học Vasily Koltashov cho biết.
Nhà khoa học chính trị Sergei Markov cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Việt Nam cũng có thể nằm trong số các ứng cử viên.
Trước đó, trợ lý của Tổng thống Nga Yury Ushakov lưu ý, Matxcơva có quan điểm tích cực về việc mở rộng BRICS, nhưng "vấn đề này phải được tiếp cận rất thận trọng, cẩn thận". Theo ông, trước hết cần xác định thủ tục và yêu cầu đối với các nước có thể trở thành ứng cử viên.
Trong những năm qua, nhóm BRICS được thành lập vào năm 2006, đã khởi động một số dự án chung quy mô lớn. Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của BRICS hoạt động từ năm 2015. Ngân hàng Phát triển BRICS với vốn 100 tỷ USD có trụ sở chính tại Thượng Hải là một giải pháp thay thế cho IMF. NDB đang tài trợ cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng của các thành viên BRICS.
Đến năm 2025, dự kiến sẽ tạo ra một hệ thống thanh toán BRICS PAY. Các nước thành viên cũng đang thảo luận về việc chuyển đổi sang giao dịch bằng tiền tệ quốc gia. Vào năm 2015, Brazil và Nga đã cố gắng chuyển sang thanh toán các tài khoản với nhau bằng đồng rúp Nga và đồng real Brazil, nhưng sau đó họ đã từ bỏ điều này vì tỷ giá hối đoái không ổn định.
Theo ông Markov, BRICS cũng là một hệ thống tham vấn tập thể hoạt động tốt. Các cuộc họp của nguyên thủ quốc gia và các bộ ngành liên quan được tổ chức thường xuyên. Do khoảng cách xa và tình hình dịch bệnh, những cuộc họp này được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Ví dụ, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của các thành viên BRICS ngày 23/6, Tổng thống Nga Putin đã nêu rõ: “Chỉ trên cơ sở hợp tác trung thực và cùng có lợi thì mới có thể tìm ra cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng vốn đang đeo bám nền kinh tế toàn cầu do những hành động thiếu suy nghĩ và ích kỷ của một số quốc gia gây ra, các quốc gia đó đang sử dụng các cơ chế tài chính để chuyển sai lầm của chính họ trong chính sách kinh tế vĩ mô sang toàn bộ thế giới”.
Nhóm bảy nước đối trọng khối G7
Cho đến nay, BRICS kém hơn về mức độ tương tác so với G7, ông Markov lưu ý. Khối G7 có các chương trình chung trong nhiều lĩnh vực - từ công nghiệp quốc phòng đến chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, xét về vai trò của họ trong nền kinh tế toàn cầu thì họ gần như ngang bằng nhau với BRICS.
"Hai tổ chức này có cách tiếp cận chính trị quốc tế khác nhau. Trong khi G7 phấn đấu cho sự thống trị toàn cầu, nhóm bảy quốc gia BRICS chủ trương xây dựng một thế giới đa cực mới, nơi các nền văn minh và các quốc gia tôn trọng bản sắc của nhau, tôn trọng quyền lựa chọn, chủ quyền của mình. Vì thế có thể nói rằng, G7 là thế kỷ trước, còn BRICS quyết định tương lai”, - ông Markov nói với Sputnik.
Ông Markov nói tiếp, không phải ngẫu nhiên mà Iran đã chính thức nộp đơn đăng ký trở thành thành viên BRICS vào thời điểm này. Tehran từ lâu muốn gia nhập BRICS, nhưng các nước thành viên không đồng ý do các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Bây giờ có nhiều lệnh cấm chống Nga hơn, và điều tương tự đang đe dọa Trung Quốc.
Ông Markov nói: "Vì vậy, có nhiều khả năng BRICS sẽ thỏa mãn mong muốn của người Iran. Và sau đó Argentina bất ngờ xuất hiện. Tôi cho rằng, điều này là do BRICS muốn có đại diện cho những người Mỹ Latinh nói tiếng Tây Ban Nha, vì hiện nay chỉ có Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha".
BRICS không còn chú ý đến
các lệnh trừng phạt, vốn đã trở thành một loại dấu hiệu chất lượng, - chuyên gia Koltashov cho biết. Các biện pháp trừng phạt là một kiểu lời cảnh báo cho những nước khác: lần sau G7 có thể tấn công bất kỳ ai.
"Bất chấp những hạn chế, chúng ta phải hợp tác và cùng phát triển kinh tế", - ông nói.
Các chuyên gia đều cho rằng, việc mở rộng BRICS sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt đối với cả Nga và các thành viên khác của tổ chức này. Sự đoàn kết sẽ được củng cố trong quá trình chống đỡ áp lực kinh tế của phương Tây, điều mà ngày càng nhiều quốc gia phải đối mặt trong những năm gần đây.