“Tôi có thể thông báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan sau các cuộc đàm phán tại Madrid đã ký kết thỏa thuận an ninh giải tỏa quá trình gia nhập liên minh của những nước này”, - ông nói.
Stoltenberg lưu ý rằng bằng cách đó, Ankara đã rút lại ý kiến phản đối tư cách thành viên của Thụy Điển và Phần Lan.
Tổng thư ký nói thêm rằng các nhà lãnh đạo NATO vào thứ Tư sẽ thông qua quyết định mời hai nước nói trên trở thành thành viên của liên minh.
“Ngày mai, lãnh đạo các nước NATO sẽ thông qua quyết định mời Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO ... Sau đó, quá trình phê chuẩn quyết định này ở từng nước sẽ bắt đầu", - ông cho biết.
Stoltenberg lưu ý rằng quá trình kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO sẽ là nhanh nhất trong lịch sử liên minh.
Ông nói: “Những gì đang xảy ra bây giờ có lẽ là quá trình nhanh nhất trong lịch sử”.
Theo Stoltenberg, việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan rất quan trọng đối với toàn bộ liên minh, nhưng "nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn cả đối với khu vực Baltic".
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ lời mời Phần Lan và Thụy Điển vào NATO
"Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sự ủng hộ truyền thống của mình đối với chính sách mở cửa của NATO và bày tỏ ủng hộ lời mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên NATO tại hội nghị cấp cao Madrid", - mục 10 trong Tuyên bố ba bên viết.
Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO không góp phần cải thiện quan hệ của họ với Nga
Nga là một cường quốc quân sự - chính trị hùng mạnh đến mức quyết định của Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO không có ý nghĩa gì về mặt chiến lược - toàn cầu, ông Andrei Klimov, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ chủ quyền quốc gia của Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga nhận định.
Ông nhấn mạnh rằng việc các nước láng giềng phía bắc của Nga tham gia liên minh "không cải thiện" được quan hệ của họ với Moskva. Trong khi đó, cả Thụy Điển lẫn Phần Lan đều từng nhận được lợi ích nhất định từ sự trung lập của họ. Với việc gia tăng cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ hai nước "họ sẽ rước thêm vấn đề cho bản thân mình".