Điều gì ẩn sau động thái của Thổ Nhĩ Kỳ?
“Có thể nói, mọi đường đi nước bước của Thổ Nhĩ Kỳ đều được đưa lên bàn cân. Chính vì thế, khi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối nghĩa là phải đổi lại được điều gì đó. Lần này, Thổ Nhĩ Kỳ "mặc cả” hai điều: vấn đề quân dân người Kurd và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí cho đất nước này".
“Ankara phản đối không phải để phản đối, mà là phản đối để đòi lại những gì mình muốn. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ngày 28/6 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã "bắt tay” với hai nước Bắc Âu dưới trung gian là Tổng thư ký NATO và sự ủng hộ của Hoa Kỳ”.
Quyết định của Ankara ảnh hưởng như thế nào?
“Nga cũng cảnh báo rằng, nếu việc gia nhập này làm nguy hại rõ rệt đến lợi ích của Nga thì quốc gia này sẽ có phản ứng. Phản ứng cụ thể như thế nào, hiện chúng ta chưa được biết.Trên thực tế, mối quan hệ giữa hai quốc gia Bắc Âu trên với NATO rất khăng khít từ trước tới nay. Việc gia nhập NATO lần này chỉ là bước hợp thức hoá. Theo quan điểm của tôi, Nga biết rõ tình hình hiện nay và đã dự đoán trước được điều này”, PGS. TS Lê Phước Minh chỉ ra.
“Việc đồng thuận trong NATO vừa hay lại vừa dở. Khi NATO có 28 thành viên, thì luôn luôn diễn ra tình cảnh 27 "chọi” 1 (tức Thổ Nhĩ Kỳ). Việc kéo dài sự phản đối này hoàn toàn không có lợi cho NATO. Tôi nghĩ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hiểu điều này. Nếu dây đàn căng lên thì chưa biết lúc nào sẽ đứt. Do vậy, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ lúc này là xuống thang đúng lúc, rất đẹp. Quan trọng nhất vẫn là lợi ích của Ankara được đáp ứng”, Viện trưởng IAMES chia sẻ quan điểm với Sputnik.
“Đây là quốc gia duy nhất có thể đứng giữa Nga và NATO. NATO phải lắng nghe đất nước này. Với cục diện chính trị như hiện nay, tôi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tranh thủ để lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế, đem lại lợi ích dân tộc. Đây là sự tranh thủ khôn khéo và rất thông minh của Ankara”.