Thổ Nhĩ Kỳ và nước cờ khôn khéo với NATO

© AFP 2023 / BENOIT DOPPAGNE / BELGAThổ Nhĩ Kỳ, NATO
Thổ Nhĩ Kỳ, NATO - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Từng phản đối quyết liệt, Thổ Nhĩ Kỳ lại đổi ý quay sang ủng hộ Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO. Dư luận cho rằng động thái của Ankara là bất thường. Tuy nhiên, giới chuyên gia lại có ý kiến hoàn toàn khác.

Điều gì ẩn sau động thái của Thổ Nhĩ Kỳ?

Không bất ngờ. Đó là nhận định của giới chuyên gia về động thái ủng hộ Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Gia nhập NATO từ năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên có "lịch sử” không ngần ngại nêu lên các ý kiến trái chiều.
Đơn cử, năm 2009 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã phản đối cựu thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen được bổ nhiệm làm Tổng thư ký NATO. Hay khi quan hệ căng thẳng với Israel, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ngăn cản NATO họp với quốc gia này trong vòng 6 năm.
© Sputnik / Lena ChuPGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
PGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES),  Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
PGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
Lý giải về các động thái "ngược chiều gió” của Ankara, PGS. TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), chia sẻ với Sputnik:

“Có thể nói, mọi đường đi nước bước của Thổ Nhĩ Kỳ đều được đưa lên bàn cân. Chính vì thế, khi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối nghĩa là phải đổi lại được điều gì đó. Lần này, Thổ Nhĩ Kỳ "mặc cả” hai điều: vấn đề quân dân người Kurd và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí cho đất nước này".

Theo PGS. TS Lê Phước Minh, Tổng thống Erdogan đã cáo buộc Phần Lan và Thuỵ Điển ủng hộ quân dân người Kurd, cụ thể là Đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại hai quốc gia này.
Ankara đã liệt PKK vào danh sách khủng bố, trong khi Stockholm lại chỉ cho rằng đây là một phong trào dân tộc. Ngoài ra, Tổng thống Erdogan đã nhân cơ hội này yêu cầu Thuỵ Điển phải có thái độ rõ ràng về PKK.
© AP Photo / Francois MoriTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh NATO. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
Năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch quân sự tại Syria. Phần Lan và Thuỵ Điển đã lên tiếng phản đối, đồng thời đưa ra lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Ankara cũng đưa vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận trên lên bàn đàm phán. PGS. TS Lê Phước Minh phân tích:

“Ankara phản đối không phải để phản đối, mà là phản đối để đòi lại những gì mình muốn. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ngày 28/6 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã "bắt tay” với hai nước Bắc Âu dưới trung gian là Tổng thư ký NATO và sự ủng hộ của Hoa Kỳ”.

Kết quả là Ankara đã đạt được thỏa thuận cho vấn đề người Kurd và dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí.
“Đây là nước cờ có tính toán. Tất cả những lần Thổ Nhĩ Kỳ phản đối NATO đều kết thúc bằng đàm phán trong đó yêu cầu của Ankara được đáp ứng”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.
Logo NATO trước trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan ký kết thỏa thuận an ninh

Quyết định của Ankara ảnh hưởng như thế nào?

Việc Ankara đã phản đối Helsinki và Stockholm gia nhập NATO trước đó nhận được sự tán đồng của Moskva. Điều này vô hình chung mang lại lợi ích cho Nga. Mặc dù, bản thân Nga không phản đối Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập liên minh quân sự này.

“Nga cũng cảnh báo rằng, nếu việc gia nhập này làm nguy hại rõ rệt đến lợi ích của Nga thì quốc gia này sẽ có phản ứng. Phản ứng cụ thể như thế nào, hiện chúng ta chưa được biết.Trên thực tế, mối quan hệ giữa hai quốc gia Bắc Âu trên với NATO rất khăng khít từ trước tới nay. Việc gia nhập NATO lần này chỉ là bước hợp thức hoá. Theo quan điểm của tôi, Nga biết rõ tình hình hiện nay và đã dự đoán trước được điều này”, PGS. TS Lê Phước Minh chỉ ra.

Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
Thổ Nhĩ Kỳ - 'Cửa ngõ vàng' giúp Việt Nam kết nối với Trung Đông
Cũng theo ông Minh, việc thay đổi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trùng khớp với mong đợi của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Rõ ràng, nếu việc kết nạp hai quốc gia Bắc Âu nói trên lại tiếp tục bị ngáng đường thì hình ảnh của NATO sẽ không còn "đẹp”. Đồng thời, tính đồng thuận trong NATO sẽ bị đặt dấu hỏi.

“Việc đồng thuận trong NATO vừa hay lại vừa dở. Khi NATO có 28 thành viên, thì luôn luôn diễn ra tình cảnh 27 "chọi” 1 (tức Thổ Nhĩ Kỳ). Việc kéo dài sự phản đối này hoàn toàn không có lợi cho NATO. Tôi nghĩ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hiểu điều này. Nếu dây đàn căng lên thì chưa biết lúc nào sẽ đứt. Do vậy, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ lúc này là xuống thang đúng lúc, rất đẹp. Quan trọng nhất vẫn là lợi ích của Ankara được đáp ứng”, Viện trưởng IAMES chia sẻ quan điểm với Sputnik.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay nhau ở Madrid - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Thổ Nhĩ Kỳ không tin vào NATO nếu đất nước đối mặt với gây hấn
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia sở hữu lực lượng quân đội lớn thứ hai trong liên minh NATO cùng vị trí địa lý quan trọng. Dưới thời Tổng thống Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thể hiện được vai trò chiến lược của mình. PSG. TS Lê Phước Minh nhận định:

“Đây là quốc gia duy nhất có thể đứng giữa Nga và NATO. NATO phải lắng nghe đất nước này. Với cục diện chính trị như hiện nay, tôi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tranh thủ để lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế, đem lại lợi ích dân tộc. Đây là sự tranh thủ khôn khéo và rất thông minh của Ankara”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала