Đối tác Thái Bình Dương Xanh - một sự đối phó bị động

“Dù có chống Trung Quốc hay không thì “Đối tác Thái Bình Dương Xanh” cũng chỉ là sản phẩm của thế yếu, thế bị động và hoàn toàn lỗi thời”.
Sputnik
Australia, Anh, New Zealand, Mỹ và Nhật Bản đã công bố thành lập một liên minh mới ở Thái Bình Dương. Tuyên bố đã được công bố trên trang web của Nhà Trắng.
Theo đó, ngày 24/6, năm quốc gia này đã khởi động một cơ chế toàn diện không chính thức - Đối tác Thái Bình Dương Xanh - để hỗ trợ hiệu quả các ưu tiên của Thái Bình Dương. Theo phương tiện truyền thông Nga, mối quan hệ đối tác sẽ nhằm phát triển sự hợp tác và hỗ trợ cho các quốc đảo trong khu vực.
Mục đích sâu xa của việc thành lập liên minh mới này là gì? Nó mang tính chất gì? Sputnik đã phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng về vấn đề này.

Một sản phẩm của thế yếu

Trả lời câu hỏi của Sputnik về mục đích thực sự của việc thành lập liên minh Đối tác Thái Bình Dương Xanh, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đã có bình luận như sau:

"Động thái của Mỹ và phương Tây chèo kéo các quốc gia tham gia “Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương giai đoạn đến năm 2050” không khác gì một lời thừa nhận gián tiếp rằng “Đế chế toàn cầu của Mỹ” đang sụp đổ. Thêm vào đó, lời chèo léo của Tổng thống Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN vừa qua rằng, hãy tham gia định chế “Không gian lợi ích chung Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” đã bị hầu như tất cả các quốc gia ASEAN nghi ngờ và đề nghị Mỹ làm rõ hội hàm của cái định chế ấy".

Trung Quốc kiên quyết phản đối phiên bản Châu Á - Thái Bình Dương của NATO
Trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik rằng đây có phải là một liên minh chống Trung Quốc hay không như một số chuyên gia nhận định, ông Nguyễn Hoàng nhấn mạnh rằng thật không thể tưởng tượng nổi rằng một quốc gia có sức mạnh khuynh đảo toàn cầu như Mỹ mà giờ đây lại phải từng ngày, từng ngày “rao bán” những “đồ lưu niệm lặt vặt” như vậy. Các quốc gia có trí tuệ trên thế giới thừa biết những “món hàng lưu niệm” mà Mỹ rao bán thực chất chỉ là nhằm tập hợp lại các liên minh truyền thống của Mỹ để đối phó lại với sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và về quân sự của Nga; hai đối tượng cạnh tranh hàng đầu của Mỹ hiện nay.
Qua bài học của Ukraina cho đến ngày hôm nay thì liệu còn có những quốc gia dân tộc nào dám bước vào “trò chơi nguy hiểm” mà Mỹ bày đặt ra dưới những cái tên mỹ miều và hấp dẫn đó không. Tất nhiên, một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ tham gia vào đó nhưng sẽ luôn tuân thủ mục đích “lợi ích quốc gia là tối thượng”. Và do đó, khi liên minh này có những vấn đề mà họ xét thấy có khả năng tổn hại đến lợi ích của họ, họ sẽ “ngãng ra”, thậm chí là “ngắt kết nối”.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy Mỹ và phương Tây đã vạch vẽ ra nhiều liên minh với các chế định có vẻ là dân chủ và chặt chẽ, nhưng kết cục lại là các liên minh đó đều “chết yểu” bởi các nước tham gia liên minh sớm hay muộn đều nhận thức được rằng liên minh ấy là của Mỹ, do Mỹ, vì Mỹ chứ không hề của họ, do họ và vì họ. Hiện nay trên thế giới còn lại duy nhất khối Liên minh quân sự Bắc Đại tây Dương (NATO). Nhưng qua những sự kiện ở UKraina, có thể thấy rằng, những thành viên của khối liên minh quân sự duy nhất toàn cầu hiện nay này cũng đang phải vắt óc suy nghĩ rằng: Họ đang làm việc vì lợi ích của ai? Vì thế, không có gì ngạc nhiên cả, khi một số đồng minh chí cốt của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương đã “ngãng ra” hoặc thậm chí là “quay xe” trong những trường hợp nhất định như Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte. Và giờ đây. Mỹ đang muốn tạo thêm một vành đai chống Trung Quốc thứ ba bên cạnh hai vành đai quân sự và chính trị đã có từ năm 1950.
Nói về thời điểm thành lập liên minh “Đối tác Thái Bình Dương Xanh”, chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận ngắn gọn: "Tất cả là đã muộn".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu NATO ngừng bôi nhọ Bắc Kinh
Trong môn cờ tướng hay cờ vua, chậm trễ chỉ một nước đi là có thể thua cả ván cờ. Huống chi khi người Trung Quốc đã thực hiện chủ thuyết “biên giới mềm”, có nghĩa là hàng hóa “Made in China” có mặt ở đâu thì ảnh hưởng của Trung Quốc lan tới đó. Thực tế lịch sử thì đã có một thời, hàng hóa “Made in USA” được tôn vinh trên toàn cầu. Nhưng vì “Ngủ quên trên chiến thắng” và mải mê chạy theo cái bánh vẽ “Quyền lực tuyệt đối” nên nước Mỹ đã đánh mất “thương hiệu” của mình. Cộng với những hành động quân sự chính trị vô lối, bất chấp công pháp quốc tế ở Iraq, ở Libya, ở Syria.v.v… uy tín quốc tế của nước Mỹ đã xuống tới mức không thể cứu vãn bằng 13 cụm tác chiến tàu sân bay của họ trên toàn cầu. Đơn giản vì thiên hạ cần hòa bình nên giao thương quan trọng hơn súng đạn.
Vì thế, dù có chống Trung Quốc hay không thì “Đối tác Thái Bình Dương Xanh” cũng chỉ là sản phẩm của thế yếu, thế bị động và hoàn toàn lỗi thời. Ngay cả khi chính quyền của tổng thống Joe Biden muốn dùng phương sách này để đối phó với dự án “Đối tác Đại Á – Âu” của Nga và Trung Quốc thì nó vẫn là một sự đối phó bị động, không có kế hoạch trước, không có phương án trước và khó có khả năng thành công.

Một liên minh mang tính chất đối phó

Nói về tính chất liên minh của “Đối tác Thái Bình Dương Xanh”, chuyên gia Nguyễn Hoàng nói rằng, đây chỉ là một liên minh có tính chất đối phó với những định chế đã ra đời mà Mỹ đã “bỏ lỡ” cơ hội tham gia. Đối với các hiệp định RCEP và CPTPP, Mỹ không những đã bỏ lỡ cơ hội tái nhập mà còn khó khăn hơn nhiều khi đối phó lại. Đơn giản là vì trong bộ ba vũ khí kinh tế để thống trị thế giới, Mỹ đã mất ít nhất hai trong số đó.
Ai sẽ được hưởng lợi từ sáng kiến mới của Biden
Một là đồng Dollar đã “thua trận” khi Nga ra quyết sách rằng các quốc gia muốn mua dầu, khí của Nga phải thanh toán bằng đồng Ruble. Tương tự động thái của Nga, một số quốc gia OPEC cũng rộng đường thanh toán tiền mua dầu mỏ, khí đốt bằng Euro, Nhân dân tệ.v.v… Những động thái này làm suy yếu vũ khí thống trị nền tài chính thế giới của Mỹ.
Hai là vấn đề lương thực toàn cầu. Một nghịch lý chưa từng có đã xảy ra là nền kinh tế mạnh nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực ngay trên chính đất đai của họ. Điều đơn giản là nước Mỹ chỉ cần bán ngô là đủ tiền mua lúa mỳ cho toàn thể trên dưới 250 triệu dân Mỹ. Nhưng một khi đã cấm vận một trong hai vựa lúa mỳ của thế giới thì Mỹ buộc phải chuyển đổi ngô, cây lương thực chủ yếu của Mỹ vốn dành cho chăn nuôi gia súc, sang các sản phẩm lương thực dành cho người. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử của Hợp Chủng Quốc.
Ba là uy tín của Mỹ: Một thủ lĩnh luôn cần có uy tín với các đối tác. Đó là quy luật. Tuy nhiên, trong điều kiện nước Mỹ đang có dấu hiệu tụt hậu khi chỉ số GDP của họ đang bị Trung Quốc đuổi theo sát nút; thậm chí là nếu tính theo chỉ tiêu PPP thì Mỹ đã xưống hàng thứ hai thì sẽ không nhiều nhà đầu tư lớn tin cậy vào thị trường Mỹ. Và khi dòng vốn đã “chảy ra” do chính sách “xuất khẩu tư bản”, chủ yếu là sang Trung Quốc suốt trên dưới 30 năm qua đã làm cho nền sản xuất nội địa của Mỹ không phát triển (trừ công nghiệp quân sự và vũ trụ). Trên thị trường Mỹ, hàng hóa “Made in China” đang lấn át hàng hóa “Made in USA”. Điều này cho thấy, không chỉ hàng hóa Mỹ đang “thua trên sân nhà” mà còn cho thấy “quyền lực mềm” Trung Quốc đã vươn tới nước Mỹ.
Việt Nam là cứ điểm sản xuất mới của thế giới và cuộc soán ngôi hàng “made in China”
Ba yếu tố trên đây đủ cho thấy chính giới Mỹ vì “ngủ quên trên chiến thắng” nên bây giờ, khi “tỉnh giấc”, đang gặp phải quá nhiều thách thức có tính chiến lược. Nhưng thay vì củng cố những gì đã có, vá víu lại những “gia sản rách nát cũ” thì chính giới Mỹ lại lao vào cuộc phiêu lưu mới, vẽ ra nhiều ảo tưởng mà “Đối tác Thái Bình Dương Xanh” chỉ là một sản phẩm của thế yếu.

“Thậm chí, “chủ nhiệm” của “đề tài” này còn chưa kịp làm rõ nội hàm của nó. Vì vậy, cũng như chiến lược liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được vạch vẽ nhằm đối phó với chiến lược “Một vành đai – Một con đường” của Trung Quốc, Mô hình “Đối tác Thái Bình Dương Xanh” cũng chỉ là một “Khẩu súng được ngụy trang dưới dạng một cái bánh gato” mà thôi!”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận về bản chất và vai trò của “Đối tác Thái Bình Dương Xanh” trong tương lai.

Thảo luận