Kết quả, vải cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn rất đặc trưng. Đặc biệt, quả không hạt khi trồng thuần còn một số quả hạt lép rất nhỏ do giao phấn.
"Hiện nay, UBND huyện Lục Ngạn đang triển khai một số mô hình trồng vải thiều không hạt trên địa bàn. Bước đầu chúng tôi đã có 500 cây vải cho ra quả với tổng sản lượng được vài tạ. Đây là sản phẩm mới đang được nhiều người săn lùng, đặt hàng nhưng do sản lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường nên dự kiến giá bán đang ở mức khoảng 200.000/kg. Hiên, toàn bộ sản lượng đã được bao tiêu, ký hợp đồng tiêu thụ"- ông Thi cho biết.
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) nối tiếng với vị ngọt thanh, quả không quá to nhưng hạt chỉ bằng đầu đũa con, được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Năm nay, sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 180.000 tấn, trong đó, vải thiều sớm khoảng 6.750 ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn; vải thiều chính vụ khoảng 21.250 ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn. Vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP tiếp tục mở rộng, chiếm hơn 80% sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đối với thị trường Trung Quốc, tập trung chỉ đạo sản xuất đối với 149 mã số vùng trồng, diện tích 15.867 ha, sản lượng khoảng 95.000 tấn.
Đối với thị trường Nhật Bản và thị trường khác, tổng số mã số vùng trồng năm nay lên 35 mã, diện tích 269,45 ha, sản lượng khoảng 2.000 tấn. Đối với thị trường Mỹ, Australia, EU, duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng diện tích 218 ha; sản lượng ước đạt khoảng 1.600 tấn.
Hiện, giá bán vải thiều xuất khẩu ổn định ở mức cao, dao động 30.000-55.000 đồng/kg, giá bán vải thiều tại một số thị trường nước ngoài như Nhật Bản, EU có giá bán rất cao, khoảng 350.000-450.000 đồng/kg và tiêu thụ thuận lợi.