Loại trái cây Việt Nam mà New Zealand mong từng ngày để thưởng thức

© Ảnh : Pixabay/Luhaifeng279Bưởi trên cây
Bưởi trên cây - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - New Zealand mong muốn Việt Nam sẽ cùng nhanh chóng hoàn tất thủ tục cấp phép nhập khẩu một số loại hoa quả. Trong đó, chanh và bưởi là hai mặt hàng trái cây mà New Zealand muốn nhập từ Việt Nam.
Ngày 6/4 đã diễn ra Buổi Đối thoại Nông nghiệp Cấp cao New Zealand - Việt Nam lần thứ hai theo hình thức trực tuyến. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lê Quốc Doanh và quan chức Bộ Các ngành Cơ bản New Zealand.
Phát biểu tại buổi Đối thoại, ông Ray Smith, quan chức Bộ Các ngành Cơ bản New Zealand, hy vọng dân nước mình sớm được thưởng thức chanh, bưởi Việt Nam, và Việt Nam cũng sớm nhập khẩu dâu, bí từ New Zealand.
Phú Thọ xuất khẩu lô bưởi Đoan Hùng đầu tiên sang thị trường Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Đặc sản bưởi Đoan Hùng tự tin ‘chinh phục’ thị trường Nga
Để thực hiện mong muốn đó, ông Smith hy vọng hai bên sẽ sớm hoàn tất thủ tục cấp phép nhập khẩu các loại hoa quả nói trên giữa hai nước. Về phần mình, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh:

“Đối thoại Nông nghiệp cấp cao New Zealand - Việt Nam sẽ tạo động lực cho các chương trình hợp tác sẵn có, góp phần tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước, phù hợp với những mục tiêu mà Thủ tướng hai nước đã đề ra trong Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược New Zealand - Việt Nam”, ông Doanh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành nông nghiệp hai nước cam kết tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác chung, bao gồm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tận dụng công nghệ và nghiên cứu phát triển nông nghiệp.
Quốc kỳ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Tại sao Anh, New Zealand muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam?

Chanh, bưởi Việt Nam sẽ ‘xuất ngoại’ như thế nào?

Theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở hồ sơ từ nước xuất khẩu, nước nhập khẩu (ở đây là New Zealand) sẽ đánh giá nguy cơ dịch hại có kèm theo các biện pháp quản lý cũng như nhận xét về khả năng đảm bảo yêu cầu của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, điểm khác là từng nước sẽ đưa ra tỷ lệ lấy mẫu, biện pháp kiểm dịch thực vật khác nhau.
New Zealand có hơn 5 triệu dân, bên cạnh đó New Zealand có hệ thống kiểm dịch thực vật chặt chẽ bậc nhất thế giới, do đó, việc xuất khẩu quả tươi sang thị trường này mang nhiều ý nghĩa.
Nếu Việt Nam xuất khẩu được sang New Zealand, điều đó không những thể hiện uy tín hàng hóa, năng lực kỹ thuật, kiểm dịch, quản lý của chúng ta, mà còn tạo thuận lợi trong việc đàm phán mở cửa thị trường với các quốc gia khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2020
Chờ đợi gì từ quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - New Zealand?
Trong các yêu cầu từ phía New Zealand, việc lưu trữ hồ sơ cần được quan tâm đúng mức. Trong đó, vùng trồng phải có sổ ghi chép nhật ký; cơ sở đóng gói cần hồ sơ quản lý chất lượng sản phẩm; cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật phải có giấy chứng nhận của Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) về điều kiện hoạt động.
Việt Nam và New Zealand tiếp tục là thị trường tiềm năng của nhau nhờ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cao đến từ người tiêu dùng hai nước. Cuối năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều New Zealand - Việt Nam đạt mức 1,56 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020. Hai bên đặt mục tiêu đưa con số trên đến mức 2 tỷ USD vào năm 2024.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала