«Bây giờ Hoa Kỳ cần tiếp tục dành hỗ trợ cho Ukraina – việc mà chúng tôi đang làm. Bản thân Tổng thống Vladimir Zelensky sẽ tự quyết định khi nào, cái gì và trong điều kiện nào sẽ là chiến thắng đối với ông ấy. Nhưng ngay cả Zelensky cũng sẽ nói với quý vị rằng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp cho cuộc thảo luận như vậy, còn Tổng thống Nga Vladimir Putin, thì như chúng tôi thấy, đã quyết định không thể hiện dấu hiệu quan tâm tới đàm phán», - Kirby phát biểu trên kênh truyền hình Fox News để trả lời cho câu hỏi - liệu ban lãnh đạo Hoa Kỳ có thấy nên thúc đẩy Kiev và Matxcơva đi tới đàm phán.
Điều phối viên nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục cung cấp cho Kiev sự giúp đỡ về quân sự, «mà chỉ tính riêng từ Hoa Kỳ cũng đã vượt quá 7 tỷ USD».
Nhà Trắng nhiều lần khẳng định rằng dàn xếp ngoại giao là cách thức duy nhất có thể để giải quyết xung đột ở Ukraina, nhưng đồng thời vẫn không ngừng phân bổ những khoản hỗ trợ quân sự mới cho Ukraina. Tuần qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đặc biệt nhấn mạnh rằng đất nước ông sẽ cấp cho Ukraina sự hỗ trợ như vậy «lâu dài, chừng nào còn cần đến».
Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina
Ngày 17 tháng 6, ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết rằng hồi tháng 4, Matxcơva và Kiev phần lớn đã đồng ý về gói thỏa thuận, nhưng phía Ukraina «đã rời đi cùng với liên lạc về chủ đề đàm phán». Đại diện chính thức của Điện Kremlin nhấn mạnh rằng Nga luôn cởi mở sẵn sàng tham gia quá trình đàm phán.
Cuộc thương lượng trực tiếp cuối cùng giữa phái đoàn Nga và Ukraina diễn ra tại Cung điện Dolmabahce ở Istanbul vào ngày 29 tháng 3. Theo kết quả cuộc gặp, ông Vladimir Medinsky thành viên phái đoàn Nga tuyên bố rằng cuộc đàm phán cho phép phía Nga có xác nhận của Ukraina về ý định từ bỏ lộ trình gia nhập NATO. Kiev cũng tái khẳng định đồng ý với quy chế trung lập và hứa chấm dứt việc tra tấn các quân nhân Nga.