Vì sao Việt Nam nên phát triển nhà máy điện hạt nhân?

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay đã khiến nhiều nước buộc phải xem xét lại chính sách phát triển năng lượng quốc gia của mình và Việt Nam dường như cũng không ngoại lệ.
Sputnik
Chuyên gia kinh tế, năng lượng hàng đầu đất nước lý giải vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân và tính toán kỹ lưỡng sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân. Các nhà khoa học đánh giá, trong bối cảnh hiện nay, phát triển điện hạt nhân có thể là giải pháp tối ưu cho bài toán bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam.

Điện hạt nhân nên được đưa vào Quy hoạch điện VIII

Như Sputnik đề cập, chủ đề điện hạt nhân bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà làm chính sách và dư luận Việt Nam sau khi Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề xuất xem xét phát triển dự án điện hạt nhân nhằm đảm bảo cam kết phải thải ròng về 0 vào năm 2050 như cam kết mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra ở COP26.
Đầu tháng 7 này, các chuyên gia trong nước tiếp tục thảo luận về vấn đề liệu đã đến lúc Việt Nam cần quay lại với điện hạt nhân, xem xét khôi phục dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 vốn đã bị dừng trước đó. Điển hình như quan điểm của TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam được báo Công Thương (cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương) đăng tải cho thấy, tại hội nghị toàn cầu COP26, đa số các nước đã cam kết cân bằng phát thải CO2 vào 2050/2060, bằng việc chuyển đổi cơ cấu điện năng.
Ông Thành chỉ rõ, ngoài việc giảm nhiệt điện than, thúc đẩy phát triển điện năng lượng tái tạo thì điện hạt nhân được xem là nguồn điện không phát thải CO2 và có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn điện. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng Ukraina đã đẩy giá dầu và khí lên cao, đặc biệt là giá khí, cho thấy an ninh năng lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các quốc gia đều muốn giảm phụ thuộc từ bên ngoài và để thực hiện được mục tiêu này, năng lượng hạt nhân được cho là có vai trò rất quan trọng.
Việt Nam sẽ có nhà máy điện sóng đầu tiên trong lịch sử?
Viện trưởng Trần Chí Thành phân tích, ở đây, chúng ta có thể thấy, có nhiều lý do để các quốc gia phát triển điện hạt nhân là vì đây là nguồn năng lượng sạch, ổn định, giúp đảm bảo an ninh năng lượng và không phải phụ thuộc vào bất kỳ nguồn nhiên liệu hoá thạch nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không bị những yếu tố tác động từ bên ngoài quốc gia (căng thẳng chính trị, đứt gãy nguồn cung). Đặc biệt, phát triển điện hạt nhân sẽ giúp các quốc gia thực hiện trách nhiệm của mình trong cam kết COP26.
Ông Thành nhắc lại, tại Diễn đàn Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 12 về phát triển điện hạt nhân sau Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 diễn ra mới đây, ông cũng đề cập đến việc, do đặc thù của Việt Nam (lãnh thổ nhỏ, dân số đông, dân cư đông đúc, đời sống dân cư ven biển …) nên việc triển khai và triển khai một lượng lớn điện gió, điện mặt trời trên bờ, xa bờ là khó khăn.

“Do đó, các chuyên gia năng lượng đồng ý rằng, điện hạt nhân nên được đưa vào Quy hoạch điện VIII, tuy nhiên vấn đề này sẽ do các nhà hoạch định chính sách quyết định”, - TS. Trần Chí Thành nhấn mạnh.

Nhiều quốc gia đang quay trở lại phát triển điện hạt nhân

Ở châu Âu, tháng 3/2022, Chính phủ Anh thông báo kế hoạch giảm phụ thuộc vào dầu và khí đốt bằng cách xây thêm 8 lò phản ứng hạt nhân mới. Mục tiêu của Anh là đến năm 2050 phải có khoảng 24 Gigawatt điện hạt nhân, tương đương 25% nhu cầu điện dự báo.
Tháng 3/2022, Ủy ban Cải cách - Phát triển quốc gia và Cục Quản lý năng lượng quốc gia của Trung Quốc thông báo sẽ duy trì tốc độ xây dựng và đảm bảo an toàn cho các dự án điện hạt nhân ven biển mới. Trong kế hoạch 5 năm từ 2021 - 2025, Trung Quốc sẽ xây thêm 8 lò phản ứng hạt nhân mới mỗi năm.
Ở Đông Nam Á, tháng 3/2022, Tổng thống Philippines đã ký sắc lệnh đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của nước này với mục tiêu giảm nhiệt điện than cũng như giảm phát thải CO2. Singapore hồi tháng 4 vừa qua cũng muốn quay lại với điện hạt nhân. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore đã đề xuất trước Quốc hội tái khởi động việc phát triển điện hạt nhân.
Người Việt Nam dư sức làm điện hạt nhân
Giáo sư, viện sĩ Trần Đình Long, một nhà khoa học xuất sắc, có nhiều cống hiến cho nền khoa học Việt Nam lưu ý rằng, nhiều quốc gia hiện đang quay trở lại phát triển điện hạt nhân.

“Thậm chí trong quá trình loại điện này bị công kích nhiều, các quốc gia vẫn âm thầm phát triển và coi đây là con đường không thể khác”, - viện sĩ Trần Đình Long khẳng định.

TS. Võ Trí Thành nêu quan điểm, nhiều quốc gia muốn phát triển điện hạt nhân ngoài đảm bảo an ninh năng lượng còn có mục đích khác. Đối với những rủi ro, xác xuất do thiên tai và yếu tố con người thì lĩnh vực nào cũng có, trong đó có điện hạt nhân. Với sự phát triển của công nghệ hiện tại, tính an toàn của điện hạt nhân là rất cao.
Thời gian qua, đa số các tổ máy điện hạt nhân dừng hoạt động là các tổ máy đã hết hoặc gần hết thời gian sử dụng, thế hệ cũ. Các quốc gia phát triển điện hạt nhân cũng đã kiểm tra, bổ sung thiết bị đảm bảo an toàn, tiếp tục hoàn thiện, nối lưới các tổ máy đang xây dựng, khởi công xây dựng các tổ máy điện hạt nhân thế hệ mới (thế hệ 3, 3+) công suất lớn hơn (≥ 1000MW).
Các chuyên gia chỉ rõ, thống kê cho thấy, đến tháng 5/2022 có 35 Quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tổng số có 441 lò phản ứng điện hạt nhân đang vận hành với tổng công suất lắp đặt 393.853 MW. Trong đó, Mỹ đứng đầu trên thế giới với 93 lò phản ứng điện hạt nhân với tổng công suất đặt 95.523 MW, tiếp theo là Pháp, Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada...
Có 53 lò phản ứng điện hạt nhân đang xây dựng với tổng công suất 54.517MW, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với số lượng 15 lò phản ứng/15.002MW, Ấn Độ đang xây dựng 8 lò phản ứng…
Đặc biệt, như Nhật Bản vẫn kiên định chính sách về điện hạt nhân với tỷ lệ điện hạt nhân vẫn tăng đều hàng năm sau sự cố Fukushima. Với mục tiêu sử dụng đa dạng các nguồn năng lượng: Đến năm 2030, trong cơ cấu nguồn điện, năng lượng tái tạo chiếm từ 36-38%, điện than 19% và năng lượng hạt nhân từ 20-22%, LNG 20% ...
Hay như Đức dù có kỳ vọng vào phát triển năng lượng tái tạo (do nhu cầu điện trong nước đạt ngưỡng bão hòa) để thay thế một số nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân, thậm chí đặt ra mục tiêu đóng cửa tất cả các cơ sở hạt nhân vào cuối năm 2022, loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2038.
IAEA tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ, liệu Việt Nam có tái khởi động dự án điện hạt nhân?
Tuy nhiên mục tiêu này không thể thành hiện thực vì hiện nay, Đức vẫn đang duy trì 3 tổ máy điện hạt nhân với tổng công suất đặt 4.055 MW, sản lượng điện hạt nhân năm 2021 đạt 65,44 TWh chiếm 13,18 %, đồng thời cũng nhập khẩu điện từ Pháp (chủ yếu từ nhà máy điện hạt nhân).

Việt Nam không là ngoại lệ

Do biến đổi khí hậu đang gây những tác động không nhỏ tới sản xuất và đời sống của người dân toàn thế giới. Đồng thời, để hướng đến mục tiêu zero carbon vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị COP26, mục tiêu phát triển điện hạt nhân để giảm việc phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch là vấn đề đang được quan tâm, trong đó Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
TS. Võ Trí Thành bày tỏ, Việt Nam là một trong các nước đã có cam kết mạnh mẽ về phát triển xanh, net zezo. Tuy nhiên, hiện vẫn còn có 2 luồng quan điểm trái chiều nhau.

“Do đó, nên tính toán phải kỹ, cách tiếp cận và nhìn nhận về công nghệ, độ an toàn, khả năng đáp ứng về cam kết tăng trưởng xanh, net zezo”, - TS. Thành nói.

Theo các chuyên gia, phát triển điện hạt nhân là một trong những giải pháp góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vì nhiều quốc gia trên thế giới coi là nguồn năng lượng chính, công suất lớn, ổn định, tin cậy để chạy nền trong hệ thống điện thay thế dần nhiên liệu hóa thạch vốn đang trong tình trạng cạn kiệt, không tạo khí nhà kính, dễ cung cấp và dự trữ nhiên liệu, có nhiều ưu điểm trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.
Việt Nam có đóng góp tích cực thế nào trong quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên?
Bên cạnh đó, điện hạt nhân đang cung cấp hơn 10% điện năng trên thế giới, chiếm khoảng một phần ba lượng điện carbon thấp toàn cầu. So với các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt như nhiệt điện, thủy điện... và năng lượng tái tạo thì điện hạt nhân có những lợi thế hơn hẳn. Bên cạnh đó, nhiều năm gần đây, tốc độ tăng trưởng điện năng của Việt Nam đều ở mức 2 con số, thường từ 1,5-1,8 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Điển hình như giai đoạn 2000-2010 là 13%, 2011-2019 là 10,5% (trừ 2020 tăng trưởng thấp do dịch Covid-19), nên việc phát triển năng lượng theo hướng bền vững, đảm bảo cung cấp đủ, ổn định nguồn điện năng với giá thành hợp lý luôn là thách thức đối với Việt Nam.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ rõ những lợi thế của điện hạt nhân so với điện gió, điện mặt trời, hay đẩy mạnh phát triển tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ trong ngành năng lượng nguyên tử, ngành điện mà còn thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác, đồng thời, góp phần nâng cao vị thế của Quốc gia khi từng bước làm chủ được công nghệ điện hạt nhân.
Do đó, Việt Nam cần phải có những nghiên cứu, kế hoạch tích hợp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả cho đất nước, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế thực hiện trách nhiệm đã cam kết.
Giáo sư, viện sĩ Trần Đình Long cho rằng, trong dự thảo quy hoạch VIII về nguồn năng lượng có cái mới là xem xét lại khả năng dùng điện hạt nhân.

“Thực tế, hiện đang có sự đấu tranh giữa hai xu thế: Một là bảo đảm cân bằng năng lượng, nguồn năng lượng sạch, bền vững, nguồn năng lượng nền ổn định. Hai là sợ an toàn hạt nhân. Có lẽ, trong bối cảnh hiện nay, phát triển điện hạt nhân có thể là giải pháp tối ưu cho bài toán bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam”, - ông Trần Đình Long lưu ý.

Nhận định về công nghệ và yếu tố an toàn, TS. Trần Chí Thành cho biết, trải qua quá trình phát triển gần 70 năm, với những thăng trầm nhất định liên quan đến các sự cố, cho đến nay, công nghệ điện hạt nhân dùng lò nước nhẹ (LWR) tiên tiến thế hệ III+ đã rất khác so với thời kỳ ban đầu (thế hệ II).
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia điện hạt nhân?
Các lò thiết kế thế hệ mới hiện nay đều đáp ứng các yêu cầu khắt khe mới nhất về an toàn (được đưa ra sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản năm 2011). Hiện, các nước tiên tiến vẫn duy trì và phát triển điện hạt nhân với việc tiếp tục vận hành các lò đang có, kéo dài thời gian vận hành, và xây mới lò nước nhẹ (LWR) công nghệ tiên tiến thế hệ III+, cùng với phát triển lò mô đun công suất nhỏ (SMR) sau khi công nghệ này được thương mại hóa và kiểm chứng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, hiện nay, việc phát triển điện hạt nhân cũng có những khó khăn thách thức, nhất là đối với quốc gia lần đầu tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân như Việt Nam. Chẳng hạn như cần có sự đồng thuận của công chúng và các quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ, thận trọng lựa chọn công nghệ tiên tiến, an toàn cao nhất và có tính kiểm chứng, cần đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng phát triển đội ngũ chuyên gia về điện hạt nhân cũng như văn hóa an toàn điện hạt nhân, cần thời gian chuẩn bị dự án do công nghệ phức tạp, vốn đầu tư lớn mặc dù chi phí nhiên liệu thấp, dẫn đến gặp khó khăn trong thu xếp vốn đầu tư.
TS. Trần Chí Thành hy vọng rằng Việt Nam xem xét lại việc lựa chọn điện hạt nhân thông qua cam kết giảm khí nhà kính ở Hội nghị COP26.

“Việc Bộ Công Thương mới đây đã đề xuất giữ lại địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, cho thấy điện hạt nhân có thêm những tín hiệu khả quan trong thời gian tới”, - TS. Trần Chí Thành tin tưởng.

Thảo luận